KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH BAO CAO SU PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM HIV/AIDS Ở SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Trọng Nhân1,, Dương Phúc Lam2, Nguyễn Tấn Tài1, Phạm Nguyễn Anh Thư1, Trịnh Thị Vân1
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: HIV/AIDS hiện nay vẫn đang là mối đe dọa đối với sức khỏe và sự phát triển kinh tế, xã hội của thế giới. Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục tăng so về độ tuổi đang dần trẻ hóa đặc biệt là nhóm học sinh sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành và tiếp cận chương trình bao cao su phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan ở sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học tại thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 1.032 sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021. Thông tin thu thập bao gồm thông tin chung, kiến thức và thực hành phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức đạt là 79,7, tỷ lệ thực hành đúng là 80,6%, tỷ lệ tiếp cận chương trình BCS là 91,8%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức bao gồm: nhóm tuổi (OR=3,1), giới (OR=1,4), ngành học và năm học (OR=2), tiếp cận truyền thông (OR=1,6). Các yếu tố liên quan đến thực hành gồm: tiếp cận truyền thông (OR=1,8) và tiếp cận chương trình BCS (OR=2,2). Kết luận: Kiến thức và thực hành phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS ở sinh viên tương đối cao là 79,7% và 80,6%. Tỷ lệ tiếp cận chương trình bao cao su đạt 91,8%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức gồm: nhóm tuổi, giới, ngành học, năm học và tiếp cận truyền thông. Các yếu tố liên quan đến thực hành gồm: tiếp cận truyền thông và tiếp cận chương trình BCS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2011), Quyết định 2177/QĐ-BYT ngày 27 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y Tế về việc Phê duyệt “Chương trình tổng thể bao cao su Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.
2. Bộ y tế (2020), Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
3. Lưu Huỳnh Bảo Châu (2020), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV và yếu tố liên quan của khách hàng tại các phòng tu vấn xét nghiệm HIV Thành phố Cần Thơ năm 2020”, Luận văn Thạc sĩ,Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Võ Thị Năm, Dáp Thanh Giang, Đinh Thanh Nam (2016), “Nghiên cứu kiến thức và thực hành về phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm nam sinh viên của các trường Cao đẳng và Đại học tại thành phố Cần Thơ năm 2016”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Cần Thơ.
5. Nguyễn Văn Nu (2020), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ về phòng, chống HIV/AIDS trước và sau can thiệp của sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn Tỉnh Bến Tre năm 2019-2020”, Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Thủ Tướng Chính Phủ (2012), Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030.
7. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Cần Thơ (2021), Kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 và Kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
8. Huỳnh Thị Như Thúy (2020), “Khảo sát sự hiểu biết về việc phòng chống HIV/AIDS của sinh viên khóa 15DDS Đại học Nguyễn Tất Thành”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 12, tr.70-74.
9. UNAIDS (2020), Global AIDS update 2020.