KHẢO SÁT MÃ VẠCH ADN, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH TINH DẦU CỦA CÂY KHUYNH DIỆP SỪNG CAO-HỌ SIM (MYRTACEAE)

Lý Hồng Hương Hạ1,, Võ Thị Bích Ngọc1, Trần Trung Trĩnh1, Nguyễn Thế Nhựt1, Dương Nguyên Xuân Lâm2
1 Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lá của cây Khuynh diệp sừng cao được dùng trị cảm sốt, đau đầu, đau dạ dày, ăn không tiêu, phong thấp ở Trung Quốc, nhưng có ít các nghiên cứu đã được công bố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mã vạch ADN, đặc điểm thực vật để góp phần định dạng đúng loài Khuynh diệp sừng cao; Chiết xuất và định tính tinh dầu bằng sắc ký khí. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Khuynh diệp sừng cao tươi được thu thập tại Trà Vinh, được phân tích, mô tả, chụp ảnh các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu, kèm phân tích ADN lục lạp vùng ITS1. Chiết xuất tinh dầu. Phân tích thành phần tinh dầu trong lá bằng sắc ký khí. Kết quả: Loài Khuynh diệp sừng cao được định danh dựa trên hình thái và mã vạch ADN xác định tên khoa học là Eucalypstus tereticornis J. E. SM., kèm dữ liệu giải phẫu, bột vi học, hàm lượng tinh dầu và các thành phần trong tinh dầu. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Khuynh diệp sừng cao và các cấu tử trong tinh dầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Tập 1, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, tr.1115-1116.
2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, NXB Y học, thành phố HồChí Minh, tr. 94-95.
3. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.61-62.
4. Nguyễn Tập, Ngô Văn Trại, Nguyễn Chiều và các cộng sự (2016), Danh lục cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.42-43.
5. Cheng T., et al. (2016), “Barcoding the kingdom Plantae: new PCR primers for ITS regions of plants with improved universality and specificity”, Mol Ecol Resour, 16(1), pp.138-149.
6. Hall T. A. (1999), “BioEdit: a user-friendly biological sequence alignment editor and analysis program for Windows 95/98/NT”, Nucleic Acid Symposium Series, 41, pp.95-98.
7. Kiran M. S., Betageri V. S., Rajith Kumar C. R., et al. (2020), “In‑vitro antibacterial, antioxidant and cytotoxic potential of silver nanoparticles synthesized using novel Eucalyptus tereticornis leaves extract”, Journal of Inorganic and Organometallic Polymers and Materials, 30(4), pp.2916-2925.
8. Sanger F., Nicklen S., Coulson A.R. (1977), “DNA sequencing with chainterminating inhibitors”, Proc Natl Acad Sci USA, 74, pp.5463-5467.
9. Sharma A. K., Dutt D., Upadhyaya J. S., Roy T. K. (2011), “Anatomical, morphological, and chemical characterization of bambusa tulda, dendrocalamus hamiltonii, bambusa balcooa, malocana baccifera, bambusa arundinacea and eucalyptus tereticornis”, Bambusa spp. & papermaking, BioResources, 6(4), pp.5062-5073.
10.Sreevani P., Rao R.V. (2014), “Variation in basic Density and Anatomical properties of Eucalyptus tereticornis Sm. Clones”, International Science Congress Association, 3(2), pp.271-274.