ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI VÁ NHĨ ĐƠN THUẦN BẰNG MẢNH GHÉP HỖN HỢP TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH THỦNG NHĨ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2023

Nguyễn Thị Diểm Trinh1,, Dương Hữu Nghị1, Trang Hồng Hạnh 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tai giữa mạn tính được định nghĩa là bất kỳ sự thay đổi cấu trúc trong hệ thống tai giữa kết hợp với sự thủng vĩnh viễn của màng nhĩ trong một thời gian lớn hơn 3 tháng. Vá nhĩ là một phẫu thuật để sửa chữa lại lỗ thủng. Mục tiêu của phẫu thuật không chỉ để đóng kín lỗ thủng mà còn cải thiện sức nghe. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi vá nhĩ đơn thuần bằng mảnh ghép hỗn hợp trên bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 50 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ được phẫu thuật nội soi vá nhĩ đơn thuần bằng mảnh ghép hỗn hợp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thời gian từ tháng 3-2021 đến tháng 5-2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 43,56±13,21 tuổi. Tỷ lệ các triệu chứng chính: chảy dịch tai (86%), nghe kém (78%). Nội soi tai thường gặp lỗ thủng vị trí trung tâm (36%) với kích thước lỗ thủng vừa (44%). Thính lực đồ nghe kém kiểu dẫn truyền chiếm tỷ lệ cao nhất (66%) mức độ nhẹ (52%). Tỷ lệ lành màng nhĩ chung sau 3 tháng phẫu thuật 98% và sau 6 tháng 94%. Thính lực trung bình cải thiện sau phẫu thuật 6 tháng là 29,20±8,10 dB so với trước phẫu thuật 40,73±14,15 dB. Kết luận: Viêm tai giữa mạn tính có triệu chứng chính: chảy dịch tai và nghe kém. Đánh giá kết quả điều trị: tỷ lệ lành nhĩ sau 3 tháng 98%, sau 6 tháng 94%. Thính lực trung bình cải thiện từ 40,73±14,15 dB lên 29,20±8,10 dB sau phẫu thuật 6 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Chronic suppurative otitis media burnden of illness and management. Geneva, Switzerland. 2004. 2-89, ISBN 92-4-159158 7.
2. Võ Tấn. Tai mũi họng thực hành. Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2001. 110-125.
3. Rosario D.C, Mendez M.D. Chronic Suppurative Otitis Updated 2022. StatPearls Publishing, 2022, 123(2), 123-128. 10.53089/medula.v13i4.1.701.
4. Sajid T., Shah M.I, Ghani R., Asif M. Type-I Tympanoplasty By Underlay Technique - Factors Affecting Outcome. J Ayub Med Coll Abbottabad, 2017, 29(2), 258-261, PMID: 28718243.
5. Trần Huỳnh Phương Thảo, Nguyễn Triều Việt, Dương Hữu Nghị. Đánh giá kết quả vá nhĩ đơn thuần bằng nội soi điều trị viêm tai giữa mạn tính ổn định có thủng màng nhĩ tại thành phố Cần Thơ năm 2019-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2021, 43(2021), 125-132.
6. Ngô Ngọc Liễn. Tai mũi họng quyển 1. Nhà xuất bản Y học. 2016. 279-288.
7. Nguyễn Tiến Dũng, Dương Hữu Nghị, Nguyễn Văn Lâm. Đánh giá kết quả vá màng nhĩ đơn thuần trên bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng
Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2015. 38-57.
8. Đoàn Lê Mỹ Trang, Lê Thanh Thái, Hồ Mạnh Hùng. Đánh giá kết quả điều trị vá nhĩ đơn thuần bằng mảnh ghép màng sụn bình tai ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có thủng nhĩ. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Tai Mũi Họng & phẫu thuật Đầu Cổ toàn quốc lần thứ XXII, 2019, 55-61.
9. Đặng Xuân Hùng. Thính học lâm sàng chẩn đoán. Nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010. 193-215.
10. Phạm Ngọc Chất, Phan Xuân Hoa, Phan Thị Mộng Thơ, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị
Nga. Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, 6(22), 84.
11. Khan M.M, Parab S.R. Primary cartilage tympanoplasty: our technique and results. Am J Otolaryngol, 2011, 32(5), 381-387. 10.1016/j.amjoto.2010.07.010.
12. Ferlito S, Fadda G, Lechien J.R, Cammaroto G, Bartel R and et al. Type 1 Tympanoplasty Outcomes between Cartilage and Temporal Fascia Grafts: A Long-Term Retrospective Study. Clinical Medicine, 2022, 11(23), 1-13. 10.3390/jcm11237000. PMID: 36498572; PMCID: PMC9740685.