TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT SINH ESBL TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ và của kháng sinh đồ đã làm cho tình trạng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn đường ruột sinh ESBL ngày càng gia tăng. Kiểm soát tốt đề kháng kháng sinh giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các biến chứng bất lợi trên bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn đường ruột sinh ESBL; 2. Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột sinh ESBL. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, được tiến hành trên 2189 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Kết quả: Escherichia coli chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,8%, kế đến là Klebsiella pneumoniae chiếm 30,2%. Proteus mirabilis và Klebsiella oxytoca chiếm tỷ lệ lần lượt là 4,5% và 0,6%. Escherichia coli có tỷ lệ đề kháng kháng sinh Ampicillin cao nhất chiếm đến 96,5%, kế đến là Cefazolin, Ceftriaxone và Ciprofloxacin chiếm tỷ lệ lần lượt là 85,3%, 78,3% và 75,2%. Klebsiella pneumoniae đề kháng
Ampicillin tỷ lệ kháng cao nhất chiếm đến 92,4%, kế đến là Cefazolin, Ciprofloxacin và AmpicillimSulbactam chiếm tỷ lệ lần lượt là 60,2%, 57,1% và 56,3%. Klebsiella oxytoca đề kháng Ampicillin tỷ lệ kháng cao nhất chiếm đến 83,3%, kế đến là Cefazolin, Trimethoprim-Sulfamethoxazole và Ceftriaxone chiếm tỷ lệ lần lượt là 72,7%, 66,7% và 58,3%. Proteus mirabilis đề kháng Trimethoprim-Sulfamethoxazole cao nhất chiếm đến 92,0%, kế đến là Ampicillin, Ciprofloxacin và Tobramycin lần lượt là 90,8%, 84,0% và 72,9%. Kết luận: Escherichia coli là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất. Hầu hết vi khuẩn đề kháng Ampicillin và Cefazolin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đề kháng kháng sinh, vi khuẩn đường ruột, ESBL
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2013), Quyết Định số 2174/QĐ-BYT (2013), Phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
3. Nguyễn Thị Yến Chi (2011), Khảo sát sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp trong bệnh viện sinh ESBL, Luận văn thạc sĩ Sinh học, ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 4. Trần Nhật Minh (2019), Phân tích đặc điểm lâm sàng, vi sinh và phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae tại khoa Hồi sức tích cực, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Phạm Hồng Nhung (2018), Tình hình đề kháng kháng sinh tại khoa ICU năm 2017, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Triển (2020), Phân tích đặc điểm lâm sàng, vi sinh và sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella pneumoniae và Escherichia coli tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
7. Agency European Medicines (2017). Antimicrobial resistance, accessed 19-06-2020, from https://www.ema.europa.eu/en/human-regulatory/overview/public-healththreats/antimicrobial-resistance.
8. Chang Y. T., Coombs G., Ling T., et al. (2017), Epidemiology and trends in the antibiotic susceptibilities of Gram-negative bacilli isolated from patients with intra-abdominal infections in the Asia-Pacific region, 2010-2013, Int J Antimicrob Agents, 49 (6), pp.734-739.
9. Dat Vu Quoc, Vu Hieu Ngoc & et al. (2017), Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: aetiology, drug resistance, and treatment outcome, BMC Infectious Diseases, 17 (1), pp.493.
10. Tacconelli E, Magrini N & et al. (2017), Global priority list of antibiotic-resistant bacteria to guide research, discovery, and development of new antibiotics, World Health Organization, 27, pp.318-327.
11. Vardakas K. Z., Matthaiou D. K. & et al. (2015), Characteristics, risk factors and outcomes of carbapenem-resistant Klebsiella pneumoniae infections in the intensive care unit, J Infect, 70 (6), pp.592-599.