NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG DO DỊ HÌNH MŨI XOANG TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2019-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dị hình mũi xoang là những thay đổi cấu trúc giải phẫu của các thành phần nằm trong hốc mũi và các xoang cạnh mũi. Các dị hình thường phối hợp cùng nhau tạo nên một bệnh cảnh đa dạng và phức tạp. Chẩn đoán chính xác và đầy đủ loại dị hình là rất quan trọng để đưa ra phương pháp phẫu thuật thích hợp nhằm đạt hiệu quả điều trị cao. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị viêm xoang do dị hình mũi xoang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 109 bệnh nhân được chẩn đoán viêm xoang mạn tính có dị hình mũi xoang. Kết quả: Các triệu chứng cơ năng gồm nghẹt mũi (94,5%), chảy mũi (78%), đau căng nặng mặt (90,8%), rối loạn khứu giác (8,3%). Tỷ lệ các loại dị hình: lệch, vẹo vách ngăn (78,9%), xoang hơi và đảo chiều cuốn mũi giữa (41,3%), cuốn mũi dưới quá phát (24,8%), mỏm móc quá phát (32,1%), bóng sàng quá phát (45,9%), tế bào đê mũi quá phát (25,7%), tế bào Haller quá phát (18,3%). Phối hợp ≥3 loại dị hình chiếm đa số với 56,9%. Viêm nhóm xoang hàm và sàng trước thường gặp nhất với 66,6% và 45,9%. Sau 3 tháng triệu chứng cơ năng và thực thể qua nội soi mũi cải thiện rõ rệt. Đánh giá sau phẫu thuật 3 tháng kết quả tốt đạt 85,3%, trung bình 11,9% và xấu 2,8%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị viêm xoang do dị hình mũi xoang đạt hiệu quả điều trị cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dị hình mũi xoang, viêm xoang mạn tính, phẫu thuật nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Công Hoàng (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và thực trạng một số bệnh Tai Mũi Họng trên bệnh nhân có dị hình hốc mũi qua thăm khám nội soi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt nam, 454(1), tr.287-290.
3. Dương Đình Lương (2017), “Đối chiếu các loại dị hình mũi xoang và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang”, Tạp chí nghiên cứu y học 108(3), tr.111-118.
4. Nguyễn Thanh Phú (2015), “Nghiên cứu sự liên quan giữa dị hình hốc mũi với viêm xoang có chỉ định phẫu thuật qua lâm sàng, nội soi và chụp cắt lớp vi tính”, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược Huế, Huế.
5. Klot Sovanara (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính của dị hình mũi xoang gây đau nhức sọ mặt mạn tính”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Lưu Trình (2015), “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, Huế.
7. Abbas Shokri, Mohammad Javad Faradmal et al. (2019), “Correlations between anatomical variations of the nasal cavity and ethmoidal sinuses on cone-beam computed tomography scans”, Imaging Science Dentistry, 49(2), pp.103-113.
8. Vandana Mendiratta (2016), “Sinonasal Anatomical Variants: CT and Endoscopy Study and Its Correlation with Extent of Disease”, Indian Journal of Otolaryngology and Head & Neck Surgery, 68(3), pp.352-358.