KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH SÀN CHẬU VÀO MỎM NHÔ XƯƠNG CÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ SA SINH DỤC NỮ TẠI BỆNH VIỆN XUYÊN Á
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sa sinh dục là bệnh lý thường gặp ở những bệnh nhân nữ lớn tuổi và ảnh hưởng trên sinh hoạt hàng ngày. Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp nặng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục nữ tại Bệnh viện Xuyên Á bằng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng cố định sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân sa sinh dục độ III, IV, chúng tôi tiến thành phẫu thuật nội soi ổ bụng cố định sàn chậu vào mỏm xương cùng từ 9/2015 – 11/2020. Kết quả có 39 trường hợp sa tử cung độ III, 40 trường hợp sa tử cung độ IV, 2 trường hợp sa mỏm cụt âm đạo độ III. Tuổi trung bình 65,8 ± 14,2. Thời gian mổ trung bình 174,6 ± 65,4 phút. Lượng máu mất trong mổ trung bình 56,6 ± 32,9 ml. Không ghi nhận tai biến trong mổ. Có 3 trường hợp sốt sau mổ và một trường hợp có nhiễm trùng và biến cố tim mạch sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 11,3 ± 5,8 tháng, 7 bệnh nhân không theo dõi được sau phẫu thuật. Tỷ lệ thành công: chung là 72/74 trường hợp chiếm tỷ lệ 97,3%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi ổ bụng cố định sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng có tính khả thi, an toàn và hiệu quả trong điều trị sa sinh dục mức độ nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sa sàn chậu, sa sinh dục, sa tạng chậu, cố định sàn chậu vào mỏm nhô
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phan Thị Nga, Văn Phụng Thống, Nguyễn Thị Vĩnh Thành, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hồ Kỳ Thu Nguyệt, Nguyễn Bá Mỹ Ngọc (2011) Đánh giá bước đầu hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật treo tử cung vào mỏm nhô xương qua nội soi ổ bụng trong điều trị sa tử cung tại bệnh viện Từ Dũ. Y học TPHCM. 14(2), 89-95.
3. Đỗ Nguyên Phương, Trần Quang Phúc, Nguyễn Thị Nga, Châu Quý Thuận, Trần Trọng Trí, Trần Ngọc Sinh (2010) Phẫu thuật nội soi ổ bụng gây tổn thương nặng hệ tiết niệu. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 375, 554-557.
4. Agarwala N, Hasiak N, Shade M (2007) Laparoscopic sacral colpopexy with Gynemesh as graft material--experience and results. J Minim Invasive Gynecol. 14 (5), 577-583.
5. Bacle J, Paptsoris AG, Bigot P et al (2011) Laparoscopic promontofixation for pelvic organ prolapse: A 10-year single center experiencr in a series of 501 cases. Int J Urol. 18, 821- 826.
6. Mustafa S, Amit A, Filmar S, Deutsch M, Netzer I, ItskovitzEldor J. Lowenstein (2012) Implementation of laparoscopic sacrocolpopexy: establishment of a learning curve and shortterm outcomes. Arch Gynecol Ostet. 286 (4), 983-988.
7. Nezhat et al (1994) Laparoscopic sacral colpopexy for vaginal vault prolapse. Obstet Gynecol. 84(5), 885-888
8. Paraiso MFR, Walters MD, Rackley RR, Melek S, Hugney C (2005) Laparoscopic and abdominal sacral colpopexies: A comparative cohort study. American Journal of Obstetrics and Gynecology. 192, 1752–1758.
9. Rozet F, Mandron E, Arroyo C, et al (2005). Laparoscopic sacral colpopexy approach for genito-urinary prolapse: experience with 363 cases. Eur Urology;47:230–236.
10. Sabbagh R, Mandron E, Piussan J, Brychaert PE and Le MT (2010) Long-term anatomical and functional results of laparoscopic promontofixation for pelvic organ prolapsed. BJU Int. 106, 861-866.
11. Stepanian AA, Miklos JR, Moore RD, and Mattox TF (2008) Risk of Mesh Extrusion and Other Mesh-Related Complications After Laparoscopic Sacral Colpopexy with or without Concurrent Laparoscopic-Assisted Vaginal Hysterectomy: Experience of 402 Patients. J Minim Invasive Gynecol. 15, 188–196