ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG CỬA BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÂM XOAY KẾT HỢP LÈN DỌC NÓNG TẠI BỆNH VIỆN MẮT – RĂNG HÀM MẶT CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

Đỗ Thị Châu Giang1,, Nguyễn Đức Minh1, Trương Nhựt Khuê2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phương pháp lèn dọc nóng với các đợt nén liên tục được chứng minh có kết quả tối ưu trong trám bít ống tủy theo ba chiều không gian. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị tủy răng cửa bằng phương pháp trâm xoay kết hợp lèn dọc nóng bằng hệ thống EQ-V sau 1 tuần điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên bệnh nhân có bệnh lý tủy trên răng cửa có chỉ định điều trị tủy không phẫu thuật một lần hẹn tại Bệnh viện Mắt – Răng Hàm Mặt Cần Thơ và Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Sửa soạn răng bằng hệ thống trâm xoay máy Reciproc kết hợp lèn dọc nóng bằng máy EQ-V. Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng và X quang sau 1 tuần điều trị. Kết quả nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 32 bệnh nhân, tỉ lệ răng cửa giữa hàm trên chiếm đa số (46,8%), bệnh lý viêm tủy không hồi phục chiếm chủ yếu (65,6%). Sau 1 tuần điều trị: kết quả lâm sàng tốt và trung bình lần lượt là 90,7% và 9,3%. Kết quả Xquang có 87,5% tốt, 12,5% trung bình. Sự khác biệt về kích thước vật liệu trước và sau khi trám bít không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Hệ thống trâm xoay cùng lèn dọc nóng cho kết quả tốt trong điều trị nội nha răng cửa có bệnh lý tủy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Anh Đào, Nguyễn Thị Thu Nhung (2018), Đánh giá kết quả điều trị tủy bằng phương pháp lèn dọc sử dụng máy lèn nhiệt Touch’N Heat, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018, 7-13
2. Đàm Thái Hà (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang, đánh giá kết quả điều trị nội nha bằng trâm protaper tay và cổ điển trên bệnh nhân có bệnh lý tủy nhóm răng trước hàm trên tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017 – 2019, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Trịnh Thị Thái Hà, Trương Thị Hiếu Hạnh (2013), Sự sát khít của khối vật liệu theo các vị trí thành ống tuỷ được trám bít bằng hệ thống Obtura II, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 85(5), tr.17-23
4. Vũ Thị Bắc Hải (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm tủy không có khả năng hồi phục bằng trâm tay Niti Protaper và trâm tay thông thường, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế, Huế.
5. Lê Hồng Vân (2001), Nhận xét kết quả điều trị tủy bằng phương pháp hàn nhiệt ba chiều với kỹ thuật lèn tay và lèn máy Touch’N Heat-Obtura II, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Al-Negrish AR. (2002), Incidence and distribution of root canal treatment in the dentition among a Jordanian sub population. Int Dent J;52(3):125-9.
7. Aminsobhani M, Sharifian MR, Namjou S, Kharazifard MJ (2015), Comparison of Obturation Quality in Modified Continuous Wave Compaction, Continuous Wave Compaction, Lateral Compaction and Warm Vertical Compaction Techniques. J Dent (Tehran), 12(2), pp.99- 108.
8. Diegritz, C., Gerlitzki, O., Fotiadou, C. et al. (2020), Temperature changes on the root surface during application of warm vertical compaction using three different obturation units. Odontology 108, 358–365.
9. Gupta R, Panwar NR (2015), Comparative Evaluation of Three Different Obturating Techniques Lateral Compaction, Thermafil and Calamus for Filling Area and Voids Using Cone Beam Computed Tomography: An in vitro study. J Clin Diagnostic Res, 9(8), 15-17.
10. Keles A, Alcin H, Kamalak A, Versiani MA. (2014), Micro-CT evaluation of root filling quality in oval-shaped canals. Int Endod J.;15(2):1-8
11. Mangat P, Muni S (2016), Three-dimensional Obturation “Thrill to fill". Int J Oral Care Res, 4(1), 25-28.
12. Naseri M. et al. (2013), Evaluation of the quality of four root canal obturation techniques using micro-computed tomography. Iran Endod J, 8(3), 89-93.
13. Obeidat RS, Abdallah H (2014), Radiographic evaluation of the quality of root canal obturation of single-matched cone Gutta-percha root canal filling versus hot lateral technique. Saudi Endod J;4:58-63.
14. Oh S, et al. (2015), Evaluation of three obturation techniques in the apical third of mandibular first molar mesial root canals using micro-computed tomography. J Oral Sci, 1-8.
15. Schilder H. (2006), Filling root canals in three dimensions. J Endod, 32(4), 281-290.