ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÁM BÍT ỐNG TỦY RĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI VIÊM QUANH CHÓP MẠN TÍNH CÓ SỬ DỤNG BIOCERAMIC TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019 - 2021

Trịnh Khả Ái1,, Trương Nhựt Khuê1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vật liệu Bioceramic được sử dụng trong điều trị nội nha những năm gần đây nhờ vào tính hợp thích sinh học, tính kháng khuẩn và khả năng bít kín tốt. Do đó, tổn thương quanh chóp được chẩn đoán sớm có thể điều trị bảo tồn bằng phương pháp nội nha có sử dụng vật liệu Bioceramic mang lại hiệu quả cao. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị nội nha có sử dụng Bioceramic ở răng cối lớn hàm dưới viêm quanh chóp mạn tính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 67 bệnh nhân có răng cối lớn hàm dưới viêm quanh chóp mạn tính được điều trị nội nha và trám bít ống tủy bằng Bioceramic. Bệnh nhân được theo dõi kết quả điều trị sau 1 tuần, 3 tháng, 6 tháng. Kết quả: Sau 3 tháng, điểm PAI I chiếm 8,9%, PAI 2 là 19,4%, điểm PAI 4 giảm còn 35,8%. Sau 6 tháng, điểm PAI I chiếm đa số với 41,8% và PAI 2 là 32,8%. Đa số tổn thương quanh chóp hồi phục sau 6 tháng với tỷ lệ 74,6% và chưa hồi phục chiếm 25,4%. Kết luận: Điều trị bảo tồn các răng viêm quanh chóp mạn tính bằng phương pháp trám bít ống tủy có sử dụng Bioceramic là phương pháp khả thi, an toàn, ít biến chứng và có hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Thị Trúc An (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nội nha ở bệnh nhân viêm quanh chóp mạn tính tại bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Răng hàm mặt, Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Nguyễn Mạnh Hà (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm quanh cuống răng mãn tính bằng phương pháp nội nha, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Quỳnh Hà (2010), "Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh chóp răng mạn tính ở răng hàm dưới bằng phương pháp nội nha", Tạp chí Thông Tin Y Dược, số 11, trang 20 – 23.
4. Bùi Lê Hồng Hạnh (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng X-quang và đánh giá kết quả điều trị tổn thương quanh chóp răng bằng phương pháp nội nha ở bệnh nhân tại bệnh viện trường đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Cao Thị Ngọc (2014), Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha bằng hệ thống Endo Express trên nhóm răng hàm nhỏ, Luận văn Bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Lê Thị Kim Oanh (2013), Đánh giá kết quả điều trị nội nha nhóm răng hàm lớn hàm dưới bằng hệ thống Endo Express, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
7. Chybowski, E. A., Glickman, G. N., Patel, Y., Fleury, A., Solomon, E., & He, J. (2018). “Clinical Outcome of Non-Surgical Root Canal Treatment Using a Single-cone Technique with Endosequence Bioceramic Sealer: A Retrospective Analysis”. Journal of Endodontics, 44(6), 941–945.
8. Eyuboglu T.F. (2016), “A clinical study on single-visit root canal retreatments on consecutive 173 patients: frequency of periapical complications and clinical success rate”, Clin Oral Invest, 18(5), pp. 230 - 238.
9. Friedman S., (2003), “Treatment Outcome in Endodontics: The Toronto Study. Phase 1: Initial treatment”, Journal of Endodontics, 29(12), pp. 787 - 793.
10. Molander A. (2007), “Clinical and radiographic evaluation of one - and two - visit endodontic treatment of asymptomatic necrotic teeth with apical periodontitis: a randomized clinical trial”, Journal of Endodontics, 33(10), pp.1145 - 1148.
11. Orstavik D. (2004), “A multivariate analysis of the outcome of endodontic treatment”, European Journal of Oral Science, 112, pp. 224 - 230.
12. Zhang W, Peng B. Tissue reactions after subcutaneous and intraosseous implantation of iRoot SP, MTA and AH Plus. Dent Mater J. 2015; 34(6):774-800.