NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RĂNG CỐI NHỎ ĐÃ NỘI NHA TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2019-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Những thay đổi tiến triển của bệnh lý và quy trình điều trị tủy đã làm thay đổi đặc tính, giảm sức khỏe và độ vững bền của răng. Nhằm có cái nhìn tổng quát về đặc điểm lâm sàng của các răng cối nhỏ bị sâu đã điều trị tủy tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ từ 2019-2021. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của các răng cối nhỏ đã nội nha tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân có răng cối nhỏ đã được điều trị nội nha có mất một đến hai thành gần và/hoặc xa. Kết quả: Nhóm 18-39 tuổi chiếm tỉ lệ cao (58,9%) trong mẫu nghiên cứu. Nữ (66,1%) thường gặp hơn nam (33,9%). Trình độ Cao đẳng – Đại học – Sau Đại học chiếm đa số (48,2%). Tỉ lệ răng cối nhỏ đã điều trị nội nha ở hàm trên (66%) cao hơn so với hàm dưới (34%). Trong số các răng cối nhỏ đã điều trị nội nha ở hàm trên, bên phải (44,6%) chiếm tỉ lệ cao hơn bên trái (21,4%). Trong số các răng cối nhỏ đã điều trị nội nha ở hàm dưới, bên trái (23,2%) chiếm tỉ lệ cao hơn bên phải (10,8%). Khớp cắn còn răng đối diện (89,3%) chiếm đa số so với mất răng đối diện (10,7%). Kích thước xoang sâu lớn (82,1%), trung bình (17,9%) và không có răng có xoang sâu kích thước nhỏ. Mất thành xa thường gặp, kế đến là mất thành gần và mất cả hai thành với tỉ lệ lần lượt là 51,8%, 42,9%, 5,3%. Kết luận: Răng cối nhỏ hàm trên là răng có tỉ lệ điều trị tủy cao nhất, xoang sâu thường có kích thước lớn và mất một thành gần hoặc xa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nội nha, răng cối nhỏ, sâu rang
Tài liệu tham khảo

2. Trịnh Thị Thái Hà (2013), Chữa Răng Và Nội Nha tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, tr.117-123.

3. Bùi Lê Hồng Hạnh, Trần Thị Phương Đan (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị tổn thương quanh chóp răng bằng phương pháp nội nha ở bệnh nhân tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Tạp Chí Y Dược Cần Thơ, 18(11-12), tr.136-143.

4. Phạm Thị Thu Hằng (2009), Đánh giá hiệu quả phục hồi thân răng bằng inlay onlay cho răng sau, Luận án Tiến sĩ Y Học, Đại học Y Hà Nội.

5. Lê Hoang, Trương Nhựt Khuê (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X Quang và đánh giá kết quả điều trị nội nha răng cối nhỏ bằng hệ thống Endo Express”, Tạp Chí Y Dược Cần Thơ, 18(16), tr.83-89.

6. Hoàng Tử Hùng (2014), Giải phẫu răng, NXB Y Học, Hà Nội, tr.136-163.

7. Bùi Thế Khuê (2012), Đánh giá kết quả phục hồi tổn thương thân răng bằng Inlay sứ E.maxpress cho nhóm răng sau, Luận án Bác sĩ Chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.

8. Nguyễn Trần Bảo Ngọc (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X Quang và đánh giá kết quả phục hồi cấu trúc thân răng với sợi polyethylene và Composite trên thân răng cối lớn hàm dưới đã nội nha tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2018-2020, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.

9. Nguyễn Đoàn Thảo Nguyên, Lê Nguyên Lâm (2019), “Đặc điểm lâm sàng, X Quang và kết quả điều trị nội nha răng cối nhỏ bằng hệ thống Protaper tay và Protaper máy”, Tạp Chí Y Dược Cần Thơ, 20(26), tr.61-68.

10. Trần Ngọc Quảng Phi (2018), Cắn khớp lâm sàng và rối loạn hệ thống nhai tập 1, NXB Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.113.

11. Kidd Edwina, Fejerskov Ole (2016), Essentials of Dental Caries, Oxford, pp. 32.

12. Mount GJ (1997), “A revised classification of carious lesions by site and size”, Quintessence Int, 28(5), pp.301-303.

13. Naumann M, Blankenstein F, Dietrich T (2011), "Survival of glass fiber reinforced composite post restorations after 2 years - an observational clinical study", Journal of Dentistry, pp.305-312.
