TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN TẠI PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Lê Minh Hữu1,, Trần Nguyễn Du1, Lâm Nhựt Anh1, Trần Thị Hoàng Yến1, Nguyễn Lâm Ngưng Tường1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là vấn đề y tế mang tính toàn cầu. Tại Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng một cách nhanh chóng trong các năm qua. Việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ góp phần giảm đáng kể tình trạng mắc tăng huyết áp cũng như các biến chứng xảy ra trong cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại phường Thới An, quận  Ô Môn, thành phố Cần Thơ; (2) Xác định các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 1348 đối tượng tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu là 38,1%. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp gồm có: tuổi càng lớn thì tăng huyết áp càng nhiều (p<0,001), sử dụng rượu bia (OR=0,66, p=0,001), ít vận động thể lực (OR=1,89, p<0,001) và các yếu tố như: giới tính, hút thuốc lá và ăn rau củ quả chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tăng huyết áp liên quan mật thiết đến tuổi, vận động thể lực. Do đó, kết quả từ nghiên cứu có thể được dùng hỗ trợ cho việc đưa ra các giải pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở người dân trong cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Văn Bình (2020), Một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh Thái Bình, Y học cộng đồng, số 4(57), tr. 28-33.
2. Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, tr.6.
3. Trần Phi Hùng (2012), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25-64 tuồi tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Võ Huỳnh Nghĩa Nhân (2016), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp, kiến thức và một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2016, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Nguyễn Y Phương (2013), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và việc thực hiện theo dõi và điều trị ở ngưởi từ 25 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, Y học thực hành, số 944-2014, tr. 312-314.
7. Nguyễn Anh Trí (2017), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người từ 25 tuổi trở lên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2017, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y dược Cần Thơ
8. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Thái Sơn và CS (2008), Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr.1 - 31.
9. Nguyễn Lân Việt (2016), Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015-2016, Hội Tim Mạch Học Việt Nam, Hà Nội.
10. Phạm Minh Vị (2018), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và kết quả một số giải pháp can thiệp phòng bệnh tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2017-2018, Tạp chí Y dược Cần Thơ, số 22-25/2019, tr. 659-667
11. Mattes, RD, Donnelly, D (1991), Relative contributions of dietary sodium sources, Journal of the American College of Nutrition, 10(4): pp. 383 - 393.
12. Whelton PK (2004), Epidemiology and the Prevention of Hypertension, J Hypertens, pp.636 - 42.
13. WHO (2011), Global status report on noncommunicable diseases 2010, WHO press, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland.
14. WHO (2013), World Health Day: A global brief on hypertension. Silent killer, global public health crisis, World Health Organization, pp. 1-36.