NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CÁC RĂNG CỐI LỚN CÓ BỆNH LÝ TUỶ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019-2021

Phan Bá Lộc1,, Đỗ Thị Thảo1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lý tuỷ thường gặp ở các răng cối lớn và việc điều trị tương đối phức tạp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các răng cối lớn có bệnh lý tuỷ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca lâm sàng được tiến hành trên 37 răng cối lớn có bệnh lý tuỷ. Kết quả: Tỉ lệ nam nữ là 1:1, đa số nằm trong độ tuổi 20-45, số lượng các răng 6, 7 hàm trên và 6, 7 hàm dưới lần lượt là 10, 8, 12, 7; triệu chứng chính là: đau (100%) và có xoang sâu lớn (75,7%); đau tự phát chiếm 75,7%; đau kéo dài chiếm 73%, điểm VAS phổ biến nhất là 7 (73%); kết quả thử nghiệm điện (+): 31 răng (83,8%); X quang: có 28 răng có xoang sâu lớn (75,7%), 7 răng có miếng trám cũ lớn (18,9%); số lượng ống tuỷ chính: răng số 6 hàm trên có 4 ống (60%), răng số 7 hàm trên có 3 ống (62,5%), răng số 6 hàm dưới có 3 ống (66,7%), răng số 6 hàm dưới có 3 ống tuỷ (42,9%); tình trạng các ống tuỷ trong nghiên cứu đa phần là hẹp (59,5%). Kết luận: Triệu chứng chính của bệnh lý tuỷ trên các răng cối lớn là đau, thường là đau tự phát, kéo dài, mức độ đau phổ biến theo VAS là 7, kết quả thử nghiệm điện dương tính, thường có 3 ống tuỷ, và các ống tuỷ thường hẹp; X quang: xoang sâu lớn và miếng trám cũ thường được ghi nhận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2007), “Nhận xét lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị tuỷ răng 6,7 hàm dưới với dụng cụ file cầm tay thường với dụng cụ file Protaper máy,” Luận văn chyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
2. Trinh Thị Thái Hà (2013), Chữa răng và nội nha. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Lê Hoang (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nội nha răng cối nhỏ bằng hệ thống Endo Express tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2016-2018,” Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Lê Hưng (2003), “Nghiên cứu hình thái hệ thống ống tuỷ của răng số 4, số 6 và ứng dụng trong điều trị nội nha,” Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Ngô Thị Hương Lan (2017), “Nghiên cứu điều trị tuỷ răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên với hệ thống trâm xoay Niti Waveone,” Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Cao Thị Ngọc (2014), “Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha nhóm răng hàm có sử dụng hệ thống Endo Express,” Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
7. Lê Thị Kim Oanh (2013), “Đánh giá kết quả điều trị nội nha nhóm răng hàm lớn hàm dưới bằng hệ thống Endo Express,” Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
8. P. Betancourt, P. Navarro, and R. Fuentes (2015), “Cone-beam computed tomography study of prevalence and location of MB2 canal in the mesiobuccal root of the maxillary second molar,” Int. J. Clin. Exp. Med., vol. 8, pp. 9128–9134.
9. J. Gilles and A. Reader (1990), “An SEM investigation of the mesiolingual canal in human maxillary first and second molars.,” Oral Surg. Oral Med. Oral Pathol., vol. 70, no. 5, pp. 638–643.