NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỒNG THỜI DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH SULFAQUINOXALIN, SULFAMETHOXAZOL, SULFATHIAZOL VÀ TRIMETHOPRIM THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG THỊT GIA CẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP LC-MS/MS

Lâm Đại Dương1, Phạm Đoan Vi2, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Tây Đô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Việc kiểm soát các kháng sinh đang bị lạm dụng trong nông nghiệp, đặc biệt trên gia cầm là hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng, thẩm định quy trình định lượng đồng thời sulfaquinoxalin, sulfamethoxazol, sulfathiazol, trimethoprim trong mẫu thịt gà bằng LCMS/MS theo hướng dẫn của AOAC, EC; ứng dụng phân tích dư lượng kháng sinh trong mẫu thịt gà tại tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: chất chuẩn sulfaquinoxalin, sulfamethoxazol, sulfathiazol, trimethoprim và các mẫu thịt gà thu thập tại tỉnh Kiên Giang, xây dựng quy trình định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS). Kết quả: các thông số khối phổ phù hợp để xác định ion mẹ và ion phân mảnh của sulfaquinoxalin (301/92), sulfamethoxazol (254/92), sulfathiazol (256/156), trimethoprim (291/123). Thông số sắc ký phù hợp: cột Poroshell 120 Phenyl-Hexyl (4,6x150 mm, 2,7 µm), chương trình rửa giải gradient, thể tích và thời gian tiêm mẫu là 10 µL và 13 phút. Phương pháp được thẩm định với độ thu hồi (87,9–102,3%) và chính xác (RSD < 8,5%) tốt, khoảng tuyến tính lần lượt là 5-200 ppb và 2,5–100 ppb (r2>0,99), giá trị LOD và LOQ lần lượt là 0,0625-0,125 ppb và 0,125-0,25 ppb, tương ứng cho các sulfonamid và trimethoprim. Kết quả kiểm 9 mẫu thịt gà thị trường chưa phát hiện dư lượng kháng sinh. Kết luận: đã phát triển quy trình phân tích có tính chọn lọc, chính xác, tin cậy cao để định lượng đồng thời 4 kháng sinh sulfaquinoxalin, sulfamethoxazol, sulfathiazol, trimethoprim trên mẫu thịt gia cầm với kết quả thẩm định đạt yêu cầu, kết quả ứng dụng quy trình trên mẫu thị trường chưa phát hiện dư lượng kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 11838:2017) – Thịt – phương pháp xác định dư lượng sulfonamid bằng sắc ký lỏng khối phổ hai lần.
2. AOAC International (2002), “AOAC Guidelines for Single Laborator Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements and Botanicals”, Section 3.3, 3.4.1, 3.4.2, 3.4.6, pp.18-22.
3. Chad J. Briscoe, Mark R. Stiles, David S. Hage (2007), “System suitability in bioanalytical LC-MS/MS”, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 44, pp.484-491.
4. Dasenake Marilena (2015), “Development of methods for the determination of veterinary drugs in food matrices by Liquid Chromatography – Mass Spectrometry”, National and Kapodistrian University of Athens, 2015.
5. Diego G. Rocha, Flavio A. Santos, Aline A. Gomes, Adriana F. Faria (2016), “Validation of a LC-MS/MS Multiresidue Methodology Based on a QuEChERS Approach for the Determination of Fluoroquinolones, Sulfonamids and Trimethoprim in Poultry and Porcine Kidney According to the Normative Instruction 24/2009-MAPA”, Journal of the Brazilian Chemical Society, 28, pp.76-86.
6. European Union (2002), Commission decision of 12 August 2002 implementing Council Directive 96/23/EC concerning the performance of analytical methods and the interpretation of results.
7. European Union (2010), Commission regulation (EU) No 37/2010 of 22 December 2009 on pharmacologically active substances and their clsssification regarding maximum residue limits in foodstuffs of animal origin.
8. J. J. Carrique-Mas, J. E. Bryant, N. V. Cuong, N. V. M. Hoang, J. Campbell, et al. (2013),
“An epidemiological investigation of Campylobacter in pig and poultry farms in the Mekong delta of Vietnam”, Epidemiol. Infect. (2014), 142, 1425-1436.
9. Juan J Carrique-Mas, Nguyen V. Trung, Ngo T. Hoa, Ho Huynh Mai, Tuyen H. Thanh, et al. (2015), “Antimicrobial Usage in Chicken Production in the Mekong Delta of Vietnam”, Zoonoses and Public Health (2015), 70-78.
10. Nguyen Van Cuong, Nguyen Thi Nhung, Nguyen Huu Nghia, Nguyen Thi Hoa, Nguyen Vinh Trung, et al. (2016), “Antimicrobial consumption in Medicated Feeds in Vietnamese Pig and Poultry Production”, EcoHealth.