NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA MỔ LẤY THAI NHÓM III THEO PHÂN LOẠI CỦA ROBSON TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng ở các nước trên thế giới, cả ở Việt Nam và đang trở thành vấn đề cấp thiết trên toàn cầu. Việc giảm tỷ lệ mổ lấy thai cho gần với tỷ lệ do Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị đang là vấn đề cấp thiết của các trung tâm sản khoa. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; xác định tỷ lệ các nguyên nhân mổ lấy thai và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai nhóm III theo phân loại Robson tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120 sản phụ thuộc nhóm III sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021. Kết quả: Tỷ lệ mổ lấy thai nhóm III là 46,67%. Tuổi sản phụ trung bình là 32 ± 5,05 tuổi (19-43 tuổi). Mổ lấy thai do nước ối lẫn phân su là 37,5%, do nhịp tim thai bất thường là 21,43%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mổ lấy thai nhóm III là ối xấu (OR 24,37), ối ít (OR 8,63), CTG nhóm II (OR 16,63). Kết luận: Tỷ lệ mổ lấy thai nhóm III theo phân loại Robson trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cần có giải pháp nhằm giảm tỷ lệ mổ lấy thai trong nhóm này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mổ lấy thai, bảng phân loại Robson
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Huệ, Phạm Phước Vinh, Trương Thanh Thanh, Châu Hữu Hầu, (2014), “Khảo sát tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện Nhật Tân năm 2013”, Kỷ yếu hội nghị khoa học 10/2014 bệnh viện An Giang, tr.22-29.
3. Phạm Thị Bé Lan, Đoàn Thị Thùy Dương, Lâm Vĩnh Niên (2019), “Thực trạng mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018”, Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 23 số (2/2019), tr.141-146.
4. Đoàn Vũ Đại Nam, Nguyễn Duy Tài, (2017), “Khảo sát tỉ lệ mổ lấy thai theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện Hùng Vương 2016-2017”, Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 22 số (1/2018), tr.86-92.
5. Hoàng Bảo Nhân, Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2013), “Kết quả kết thúc thai kỳ ở thai phụ đủ tháng có nước ối lẫn phân su”, Tạp chí Phụ sản, tập 11 số (01), tháng 3/2013, tr.22-31.
6. Lê Quang Thanh, (2016), “Chiến lược giảm tỷ lệ mổ lấy thai”, Hội nghị Sản phụ khoa ViệtPháp lần thứ 16, tập 16, tr.33-49.
7. Al Busaidi Ibrahim, Yahya Al-Farsi, Shyam Ganguly, Vaidyanathan Gowri, (2012), “Obstetric and Non-Obstetric Risk Factors for Cesarean Section in Oman”, Oman Medical Journal, Vol. 27, No. 6, pp.478-481.
8. Michael Robson, Martina Murphy, Fionnuala Byrne, (2015), “Quality assurance: The 10Group Classification System (Robson classification), induction of labor, and cesarean delivery”, International Journal of Gynecology and Obstetrics 131, pp.S23-S27.
9. Rajabi Abdolhalim, Maharlouei Najmeh, Rezaianzadeh Abbas, and et al. (2015), “Risk factors for C-section delivery and population attributable risk for C-section risk factors in
Southwest of Iran: a prospective cohort study”, Medical journal of the Islamic Republic of Iran, 2015 Nov 16; vol 29:294.
10. Shu-guo DU, et al. (2020), “Effect of China’s Universal Two-child Policy on the Rate of Cesarean Delivery: A Case Study of a Big Childbirth Center in China”, Current Medical Science 40(2), pp.348-353.
11. Mohammed Walid Zimmo, et al. (2018), “Caesarean section in Palestine using the Robson Ten Group Classification System: a population-based birth cohort study”, BMJ Open, Oct 24; 8(10):e022875.