HÀM LƯỢNG NATRI TRONG NƯỚC TIỂU 24 GIỜ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT MỚI PHÁT HI ỆN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Trần Tín Nghĩa, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Thu Trâm, Huỳnh Hữu Thích, Hà Thị Thảo Mai, Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Mạnh Cầm, Nguyễn Thị Giao Hạ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mối liên quan giữa việc sử dụng nhiều muối natri và tăng huyết áp (THA) đã được các tác giả trong và ngoài nước thừa nhận, định lượng trực tiếp nồng độ natri trong nước tiểu 24 giờ phản ánh chính xác hơn về việc sử dụng nhiều muối natri. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Đánh giá đặc điểm hàm lượng trung bình natri trong nước tiểu 24 giờ trên bệnh nhân THA nguyên phát mới phát hiện;(2) Xác định mối liên quan giữa tỉ lệ người tăng hàm lượng natri trong nước tiểu 24 giờ và THA nguyên phát mới phát hiện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên nhóm bệnh nhân THA nguyên phát mới phát hiện và nhóm người bình thường. Kết quả: Tỷ lệ nữ nam ở nhóm bệnh nhân THA nguyên phát mới phát hiện là 1,55 nữ/nam. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 56,15±12,94 tuổi, chủ yếu nhóm tuổi ≥45 (83,2%). Nồng độ trung bình natri trong nước tiểu 24 giờ của nhóm bệnh và nhóm người bình thường lần lượt là 173,68±61,63 mmol/24giờ và 86,34±31,73 mmol/24giờ (p<0,01). Cả nhóm bệnh và nhóm người bình thường lượng natri trong nước tiểu 24 giờ đều có xu hướng tăng dần theo tuổi, riêng ở nhóm bệnh nhân THA nguyên phát mới phát hiện không có sự khác biệt (p=0,051), còn ở nhóm người bình thường (p<0,01). Trên cùng nhóm tuổi hay giới tính thì hàm lượng natri trong nước tiểu ở nhóm bệnh đều cao hơn nhóm người bình thường, p<0,01. Trên nhóm bệnh nhân có 17,6% người có tăng natri trong nước tiểu 24 giờ và nhóm người bình thường là 0% (p=0,04). Kết luận: Hàm lượng trung bình natri trong nước tiểu 24 giờ của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát mới phát hiện là 173,68±61,63mmol/24giờ, cao hơn nhóm người bình thường có ý nghĩa thống kê, bệnh nhân nam cao bệnh nhân hơn nữ và tăng dần theo độ tuổi. Tỉ lệ người có tăng hàm lượng natri trong nước tiểu 24 giờ mắc bệnh THA cao hơn hẳn người có lượng natri bình thường trong nước tiểu 24 giờ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Andrew Mente, Prof Martin O'Donnell, Sumathy Rangarajan, et al. (2014), “Association of urinary sodium and potassium excretion with blood pressure”, The New England Journal of Medicine, 371(7), pp.601-611.
2. Andrew Mente, Prof Martin O'Donnell, Sumathy Rangarajan, et al. (2016), “Associations of urinary sodium excretion with cardiovascular events in individuals with and without hypertension: a pooled analysis of data from four studies”, The Lancet, 388(10043), pp.465-475.
3. Nancy Cook, Lawrence Appel, et al. (2014), “Lower levels of sodium intake and reduced cardiovascular risk”, Circulation, 129(9), pp.981-989.
4. Elena M.V. de Cavanagh, León F. Ferder, Marcelo D. Ferder, et al. (2010), “Vascular structure and oxidative stress in salt-loaded spontaneously hypertensive rats: effects of losartan and atenolol”, American Journal of Hypertension, 23(12), pp.1318-1325.
5. Feng J.He, et al. (2009), “Effect of modest salt reduction on blood pressure, urinary albumin, and pulse wave velocity in white, black, and Asian mild hypertensives”, Hypertension, 54(3), pp.482- 488.
6. Horacio J. Adrogué, Nicolaos E. Madias (2014), “The impact of sodium and potassium on hypertension risk”, Seminars in Nephrology, 34(3), pp.257-272.
7. Kearney PM, et al. (2005), “Global burden of hypertension: analysis of worldwide data”, Lancet, 365(9455), pp.217-223.
8. Nerenberg K.A, Zarnke K.B, Leung A, et al. (2018), “Hypertension Canada's 2018 guidelines for diagnosis, risk assessment, prevention, and treatment of hypertension in adults and children”, Canadian Iournal of Cardiology, 34(5), pp.506-525.
9. Nicholas Wald, Malcolm Law (2016), “Sodium and cardiovascular disease”, The Lancet, 288, pp.2111-2112.
10. Helmut Schröder, E. Schmelz, J. Marrugat (2002), “Relationship between diet and blood pressure in a representative Mediterranean population”, European journal of nutrition, 41(4), pp.161-167.
11. U.S Department of health and human sevices (2003), “Prevention, detection, evaluation, and treatment of high blood pressure”, The seventh Report of the Joint National Committee, pp.3.
12. Sungha Park, Jeong Bae Park, Edward G Lakatta, et al. (2011), “Association of central hemodynamics with estimated 24-h urinary sodium in patients with hypertension”, Journal of Hypertension, 29 (8), pp.1502-1507