ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI BẰNG IMPLANT TỨC THÌ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Nhật Đăng Huân1,, Nguyễn Minh Tuấn1, Lê Nguyên Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cấy ghép Implant tức thì giúp bệnh nhân dễ chịu hơn về thời gian điều trị và số lần phẫu thuật so với quy trình cấy Implant truyền thống. Một trong những tiêu chí cho sự thành công cấy ghép tức thì là đạt sự ổn định sơ khởi lúc đặt. Implant tức thì hàm dưới phía sau hầu như chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị Implant tức thì cho bệnh nhân mất răng hàm dưới phía sau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca bệnh trên 35 bệnh nhân trên 18 tuổi được chọn thuận tiện khi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ có chỉ định nhổ răng để cấy Implant tức thì ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Kết quả: Phần lớn Implant sử dụng có đường kính 5,5mm chiếm 62,9%, còn lại 20,0% đường kính 4,5mm và 17,1% đường kính 5,0mm. Chiều dài ren 11,0mm chiếm tỷ lệ 82,9%, còn lại sử dụng chiều dài ren 7,0mm, 9,0mm và 13mm. Chiều dài cổ láng 3,0mm chiếm 85,7% và 14,3% chiều dài cổ láng 4,0mm. 31 bệnh nhân đã được đo Torque lực vặn lúc đặt tức thì ≥ 35Ncm, còn lại 4<35Ncm. Chỉ 1 bệnh nhân có độ ổn định ISQ là tốt chiếm 2,9%, còn lại 77,1% mức độ kém và 20,0% mức độ khá. 8 bệnh nhân có biến chứng lúc đặt với tỷ lệ 22,9%. Kết luận: Độ ổn định của Implant tức thì ngay sau khi nhổ răng hàm dưới phía sau chưa cao, cần tiếp tục theo dõi thêm để đánh giá kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hòa Trần Giao (2011), Viêm nha chu chẩn đoán và điều trị. Nhà xuất bản Đai học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
2. Albrektsson, T. et al (1981), Osseointegrated titanium implants: requirements for ensuring a long-lasting, direct bone-to-implant anchorage in man. Acta Orthopaedica Scandinavica, 52(2), pp. 155-170.
3. Chu Stephen, J., et al (2012), The dual-zone therapeutic concept of managing immediate implant placement and provisional restoration in anterior extraction sockets. Compendium of continuing education in dentistry, 33 (7), pp. 524-532, 534.
4. Evans Christopher D.J., et al (2008), Esthetic outcomes of immediate implant placements. Clinical oral implants research, 19 (1), pp. 73-80.
5. Hämmerle, C.H., et al (2004), Consensus statements and recommended clinical procedures regarding the placement of implants in extraction sockets. Acta Orthopaedica Scandinavica, 19 (Suppl), pp. 26-28.
6. Kois John, C. (2001), Predictable single tooth peri-implant esthetics: five diagnostic keys. Compendium of continuing education in dentistry, 22 (3), pp. 199-206; quiz 208.
7. Lazzara Richard (1989), Immediate implant placement into extraction sites: surgical and restorative advantages. Periodontics Restorative Dent, 9, pp. 332-343.
8. Rosenquist Bo, et al (1996), Immediate placement of implants into extraction sockets: implant survival. International Journal of Oral Maxillofacial Implants, 11 (2), pp.205-209.
9. Schropp Lars, et al (2003). Bone healing and soft tissue contour changes following single-tooth extraction: a clinical and radiographic 12-month prospective study. International Journal of Periodontics Restorative Dentistry, 23 (4), pp.313-323.