NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN THẬN Ứ MỦ DO SỎI NIỆU QUẢN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA DẪN LƯU TRONG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Hữu Toàn1,, Đàm Văn Cương2
1 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thận ứ mủ do sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn huyết là một cấp cứu niệu khoa. Giải áp cấp cứu được xem là tiêu chuẩn ở bệnh nhân có sỏi tắc nghẽn gây nhiễm khuẩn huyết. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả của dẫn lưu trong bằng thông JJ ở bệnh nhân thận ứ mủ do sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả có phân tích hàng loạt trường hợp (31 trường hợp) lâm sàng trên bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ được chẩn đoán sỏi niệu quản biến chứng nhiễm khuẩn huyết từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng: 58,4  16,74 tuổi. Tỉ lệ vào viện vì đau hông lưng chiếm 58,1 %, sốt chiếm 41,9 %. Sỏi niệu quản phải chiếm tỉ lệ 61,3%, trái chiếm tỉ lệ 38,7%. Đa số sỏi ở vị trí đoạn chậu. Kích thước sỏi trung bình: 10,29 ± 4,29 mm. Các biểu hiện của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: sốt >38oC (83,9%), tăng bạch cầu máu (90,3%), nhịp tim tăng >90 lần/phút (67,7%), tăng nhịp thở >20 lần/phút (71%). Đa số các trường hợp có bạch cầu trong nước tiểu và phản ứng nitrit (-), xét nghiệm Procalcitonin tăng trung bình và thận ứ nước độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 48,4% và 54,8%. Tỉ lệ thành công của phương pháp dẫn lưu trong bằng thông JJ cao (100%), chưa ghi nhận biến chứng, thời gian thực hiện nhanh (trung bình 33,55 ± 7,97 phút). Kết luận: Cần phải đặt dẫn lưu trong (JJ) sớm ngay khi có chẩn đoán thận ứ mủ do sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường An (2008), Nghiên cứu đặc điểm lầm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật mở cho bệnh lý sỏi niệu quản tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Tạp chí Y học thực hành, tập 595, trang 575 - 561.
2. Bệnh viện Bình Dân (2017), Nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, tập 2, trang 27-38.
3. Lê Thị Ngọc Dung (2005), Vai trò của que thử nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm trùng tiểu ở trẻ em, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 9 (1), trang 78-82.
4. Lê Đình Đạm, Nguyễn Xuân Mỹ (2019), Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản, Tạp chí y học Việt Nam, tập 481, trang 54-62.
5. Tô Quốc Hãn (2011), Đánh giá kết quả của phương pháp xuyên thích thân ra da tối thiểu trong bế tắc đường tiết niệu trên, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam (2018), Nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam, trang 61- 72.
7. Vũ Đức Huy (2009), Đánh giá kết quả điều trị ngoại sỏi đường tiết niệu trên kèm theo nhiễm trùng niệu, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thế Hưng (2016), Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp, Luận văn bác sĩ chuyên khoa 2, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
9. Trần Đại Phước (2013), Khảo sát đặc điểm lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tình hình đề kháng với kháng sinh tại khoa Tiết niệu bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn tốt nghiệp cao học, Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
10. Trần Văn Sĩ, Đỗ Hữu Trí, Nguyễn Văn Thành (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang, Tạp chí Y học thực hành, tập 4, trang 100-103.
11. Nguyễn Minh Tiếu, Ngô Xuân Thái (2015), Kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng huyết xuất phát từ đường tiết niệu, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 19 (1), trang 84.
12. Lê Xuân Trường (2009), Đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng bằng động học procalcitonin, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13(1), trang 213 – 221.
13. Hsu JM., Chen M., Yang S. (2005), Ureteroscopic management of sepsis associated withureteral stone impaction: is it still contraindicated?, Urol Int2005; vol 74:319–22.
14. Ramsey S., Robertson A., Ablett MJ., et al (2010). Evidence-based drainage of infected hydronephrosis secondary to ureteric calculi. J Endourol 2010 Feb; vol 24(2): pp.185-9.
15. Zachariah G. Goldsmith, Olugbemisola Oredein-McCoy, Leah Gerber, Lionel L.Bañez, David R. Sopko, Michael J. Miller, Glenn M. Preminger and Michael E.Lipkin (2013), Emergent ureteric stent vs percutaneous nephrostomy for obstructive urolithiasis with sepsis: patterns of use and outcomes from a 15-year experience, BJU; vol 115(Supp l.5): pp. 31-34.