TÌNH TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ CĂNG THẲNG CỦA SINH VIÊN Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ TRONG ĐỢT DỊCH COVID-19 LẦN 4

Phan Việt Hưng, Trần Đức Long, Võ Văn Thi, Trần Công Lý, Nguyễn Thị Mỹ Nhiên, Phan Thanh Hải

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 đã đặt ra yêu cầu, thách thức to lớn cho nhân viên y tế, đặc biệt trong đó có sinh viên y khoa ngoài áp lực về việc học, sinh viên cũng chịu nhiều áp lực hơn khi tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các địa phương. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mức độ và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu ở sinh viên tham gia phòng chống dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 816 sinh viên Y năm thứ 3 đến năm thứ 6 của trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Điểm số trung bình chung cho trầm cảm là: 6,83±7,52; lo âu là: 6,29±6,25 và cho căng thẳng là: 10±8,27. Tần suất mắc trầm cảm, lo âu và căng thẳng của sinh viên trong đại dịch COVID-19 theo DASS-21 lần lượt là 30,3%; 46,2%; 26,3%. Các rối loạn này đa số gặp ở mức độ nhẹ và vừa. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu và căng thẳng với giới tính, khóa học. Điều ngạc nhiên là nhóm sinh viên không tham gia chống dịch tại các địa phương lại có tỷ lệ bị trầm cảm nhiều hơn nhóm sinh viên có tham gia chống dịch. Kết luận: Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã có ảnh hưởng đến tình trạng lo âu, trầm cảm và căng thẳng của sinh viên y trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Có nhiều yếu tố liên quan đến các tình trạng này như giới tính, năm học và việc tham gia phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19: Bản tin COVID-19, truy cập ngày 27/10/2021 tại trang http://ncov.moh.gov.vn.
2. Phùng Quốc Điệp, Chu Văn Thăng, Nguyễn Thị Thúy Hạnh và cộng sự (2021), “Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai và một số yếu tố liên quan năm 2021”, Tạp chí Y học Cộng đồng, 62(7).
3. Nguyễn Hoàng Thùy Linh, Nguyễn Thị Miên Hạ, Trần Xuân Minh Trí và cộng sự (2021), “Thực trạng sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trong làn sóng đại dịch Covid-19 thứ nhất tại một số Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ ở Việt Nam năm 2020”, Tạp chí Y học Dự phòng, 31(6), tr.114-120.
4. Trần Kim Trang (2012), “Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên Y khoa”, Tạp chí Y học TP. HồChí Minh, Tập 16 (Số 1), tr.356-362.
5. Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21), truy cập ngày 27/10/2021 tại trang http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-lo-au-tram-cam-stress-dass-21.
6. Ghazawy E. R., Ewis A. A., Mahfouz E. M., et al. (2021), “Psychological impacts of COVID-19 pandemic on the university students in Egypt”, Health Promotion International, 36(4), pp.1116-1125.
7. Hamaideh S. H., Al-Modallal H., Tanash M., et al. (2021), “Depression, anxiety and stress among undergraduate students during COVID-19 outbreak and home-quarantine”, Nursing Open, 00, pp.1-9.
8. Lopes Adriana Rezende, Nihei Oscar Kenji (2021), “Depression, anxiety and stress symptoms in Brazilian university students during the COVID-19 pandemic: Predictors and association with life satisfaction, psychological well-being and coping strategies”, PLOS ONE, 16(10), pp.e0258493.
9. Melaku L., Bulcha G., Worku D. (2021), “The prevalence and severity of depression, anxiety, and stress among medical undergraduate students of Arsi University and their association with substance use, Southeast Ethiopia”, Education Research International, 2021, pp.9936157.
10.Natalia D., Syakurah R. A. (2021), “Mental health state in medical students during COVID-19 pandemic”, Journal of education and health promotion, 10 (208), pp.1-6.
11.Rana S., Taywade O., Sharma V., et al. (2021), “Study of depression, anxiety and stress among first year Medical students in Government Medical College, Himachal Pradesh during COVID-19 pandemic”, Asian Journal of Medical Sciences, 12(6), pp.90-94.
12.Saraswathi I., Saikarthik J., Senthil K. K., et al. (2020), “Impact of COVID-19 outbreak on the mental health status of undergraduate medical students in a COVID-19 treating medical college: a prospective longitudinal study”, PeerJ, 8, pp.e10164.
13.Shamaila H., Adila A., Muhammad S. Q., et al. (2021), “Effects of COVID-19 lockdown on mental health of medical students in Lahore, Pakistan”, Bangladesh Journal of Medical Science, (Special Issue on COVID-19), pp.125-130.
14.Sheshtawy H. A., Hemead S., Shaheen A., et al. (2021), “Prevalence of depression, anxiety and stress disorders among medical students in Alexandria Faculty of Medicine during COVID-19 pandemic”, BJPsych Open, 7(S1), pp.S2-S2.
15.Wang C., Tee M., Roy A. E., et al. (2021), “The impact of COVID-19 pandemic on physical and mental health of Asians: a study of seven middle-income countries in Asia”, PLOS ONE, 16(2), pp.e0246824.