KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI KẾT HỢP NỘI SOI ĐƯỜNG MẬT TRONG MỔ Ở 72 BỆNH NHÂN CAO TUỔI

La Văn Phú1,, Phạm Văn Lình2, Võ Huỳnh Trang3
1 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi được chứng minh an toàn và hiệu qua trong điều trị sỏi đường mật chính. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả lâu dài của điều trị sỏi đường mật chính bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với nội soi đường mật trong mổ ở bệnh nhân cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng trên 72 bệnh nhân cao tuổi sỏi đường mật chính điều trị bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật trong mổ từ 05/2016 đến 11/2020 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Thời gian theo dõi trung bình là 24,17 tháng.  Kết quả: Tuổi trung bình là 73,13 + 9,34 tuổi. Thực hiện phẫu thuật nội soi thành công 70 bệnh nhân (97,22%), 01 bệnh nhân (1,39%) tai biến trong mổ thủng tá tràng và 01 bệnh nhân (1,39%) chuyển mổ mở. Thời gian phẫu thuật trung bình là 105,7 + 34,87 phút. Tỷ lệ lấy sạch sỏi là 90,14%. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 8,45%. Tỷ lệ tái phát sỏi 7,04% (5 bệnh nhân) trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật. Kết luận: Điều trị sỏi đường mật chính bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật trong mổ là phương pháp an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công và sạch sỏi cao, tỷ lệ biến chứng chu phẫu và biến chứng muộn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2012), Sỏi đường mật. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Sử Quốc Khởi (2019), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi điều trị sỏi đường mật chính tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y.
3. Dương Xuân Nhương (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
4. Vũ Đức Thụ (2020), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật điều trị sỏi đường mật. Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108.
5. Nguyễn Quang Trung (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí sỏi đường mật chính ở người cao tuổi. Luận án tiến sỹ y học. Học Viện Quân Y.
6. Costi R., Gnocchi A., Di Mario F., Sarli L. (2014), Diagnosis and management of choledocholithiasis in the golden age of imaging, endoscopy and laparoscopy. World Journal of Gastroenterology, 20 (37): 13382-13401.
7. Lee A et al.(2011), Laparoscopic common bile duct exploration for elderly patients: as a first treatment strategy for common bile duct stones. J Korean Surg Soc; 81(2):128-33.
8. Lin Y. F., Tian Y. F., Uen Y. H. (2017), Common bile duct exploration for elderly patients with choledocholithiasis: Is laparoscopic method better?. Formosan Journal of Surgery; 50(5):158 – 162.
9. Liu W. S., Jiang Y., Zhang D. et al. (2018), Laparoscopic Common Bile Duct Exploration Is a Safe and Effective Strategy for Elderly Patients. Surg Innov.; 25(5):465 – 469.
10. Park S. Y. et al. (2019), Recurrence of common bile duct stones following laparoscopic common bile duct exploration: a multicenter study. Journal of Hepato‐Biliary‐Pancreatic Sciences; 26 (12):578-582.
11. Platt T., Smith K., Sinha S., Nixon M., Srinivas G., Johnson N., Andrews S. (2018) Laparoscopic common bile duct exploration; a preferential pathway for elderly patients. Annals of Medicine and Surgery; 30:13-17.
12. Wu X. et al. (2019), Laparoscopic common bile duct exploration with primary closure is safe for management of choledocholithiiasis in elderly patients. Hepatobiliary & Pancreatic Diseases International; 18(6):557-561.
13. Zheng C et al., Laparoscopic common bile duct exploration: a safe and definitive treatment for elderly patients. Surg Endos.; 31(6):2541-2547.