TỶ LỆ LƯU HÀNH HUYẾT THANH HỌC ẤU TRÙNG CYSTICERCUS CELLULOSAE Ở NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Hoàng Thị Minh Trang1,, Nguyễn Ngọc Đỉnh2, Bùi Văn Tuấn3
1 Khoa Y, Trường Đại học Buôn Ma Thuột
2 Trường Đại học Tây Nguyên
3 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh gạo lợn ở người gây ra bởi ấu trùng Cysticercus cellulosae của sán dây Taenia solium. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Các nghiên cứu về dịch tễ học của ấu trùng C. cellulosae ở người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn ít và chưa được cập nhật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng C. cellulosae ở người dân tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, năm 2021 và mô tả một số yếu tố liên quan đến người có huyết thanh dương tính với ấu trùng C. cellulosae. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 330 người từ 10 tuổi trở lên. Xét nghiệm Enzyme-linked Immunosorbent assay – ELISA được sử dụng nhằm phát hiện kháng nguyên của ấu trùng C. cellulosae có trong mẫu huyết thanh. Yếu tố liên quan được xác định bằng phân tích hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Kết quả xét nghiệm ELISA cho thấy tỷ lệ người có huyết thanh dương tính với ấu trùng C. cellulosae là 10,0% (33/330). Các yếu tố gồm giới tính, thói quen ăn rau sống hàng tuần và uống nước chưa đun sôi là các yếu tố liên quan đến người có huyết thanh dương tính với ấu trùng C. cellulosae. Kết luận: Nghiên cứu không những cung cấp thông tin về tình hình nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở người mà còn giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh gạo lợn ở người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương Ân, Trần Thị Hồng (2007). Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại các chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Y Hoc TP. Ho Chi Minh, 11(2), tr. 130–135.
2. Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Mạnh Tuấn và Phạm Ngọc Minh (2020). Dịch tễ học và phòng bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn trưởng thành ở Việt Nam: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, 125(1), tr. 175–183.
3. Hứa Văn Thước và cộng sự (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và kết quả điều trị nang ấu trùng sán dây lợn ở người tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tạp Chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 5(1), tr. 55–58.
4. Phan Trung Tiến và Bùi Văn Đoàn (2013). U nang do ấu trùng sán dây ở não: Báo cáo 3 trường hợp tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Trung ương Huế. Tp, Y Học Chí, Hồ Tập, Minh, 17(1), tr. 110–115.
5. Phan Anh Tuấn và Trần Thị Kim Dung (2006). Tỷ lệ huyết thanh dương tính Cysticercus cellulosae trong các bệnh nhân có triệu chứng thần kinh. Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 10(1), tr. 91–95.
6. Carabin,H., Millogo, A., Praet, N., Hounton, S., Tarnagda, Z., Ganaba, R., Dorny, P., … Cowan, L. D. (2009). Seroprevalence to the Antigens of Taenia solium Cysticercosis among residents of three villages in Burkina Faso: A cross-sectional study. PLoS Neglected Tropical Diseases, 3(11), pp. 1-7.
7. Erhart, A., Dorny, P., De, N. V., Vien, H. V., Thach, D. C., Toan, N. D, Cong, L. D., … Brandt, J. (2002). Taenia solium cysticercosis in a village in northern Viet Nam: seroprevalence study using an ELISA for detecting circulating antigen. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 96(3), pp. 270–272.
8. Ng-Nguyen, D., Stevenson, M. A., Breen, K., Phan, T. V., Nguyen, T. V. A., Vo, V. T., Traub, R. J. (2018). The epidemiology of Taenia spp. infection and Taenia solium cysticerci exposure in humans in the Central Highlands of Vietnam. BMC Infectious Diseases, 18(527), pp. 1–9.
9. Ng-Nguyen, D., Stevenson, M. A., Traub, R. J. (2017). A systematic review of taeniasis, cysticercosis and trichinellosis in Vietnam. Parasites and Vectors, 10(150), pp. 1–15.
10. Nguyen, T., Cheong, F. W., Liew, J. W. K., Lau, Y. L. (2016). Seroprevalence of fascioliasis, toxocariasis, strongyloidiasis and cysticercosis in blood samples diagnosed in Medic Medical Center Laboratory, Ho Chi Minh City, Vietnam in 2012. Parasites & Vectors, 9(486), pp. 1–8.