ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO ĐẶT THỂ THUỶ TINH NHÂN TẠO TRÊN BỆNH NHÂN ĐỤC THỂ THỦY TINH CỰC SAU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đục thể thủy tinh cực sau là một hình thái hiếm gặp. Phẫu thuật trên hình thái này có nhiều thách thức đối với phẫu thuật viên phaco. Do đó, Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên bệnh nhân đục thể thủy tinh cực sau tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Đánh giá sự cải thiện thị lực sau phẫu thuật phaco đục thể thuỷ tinh cực sau, (2) xác định mối liên quan giữa sự cải thiện thị lực với hình thái, giai đoạn đục cực sau thể thuỷ tinh, (3) khảo sát biến chứng của phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 27 bệnh nhân đục thể thuỷ tinh cực sau được phẫu thuật phaco đặt thể thuỷ tinh nhân tạo từ 3/2021 đến 10/2021. Kết quả: 27 bệnh nhân gồm 13 nam (48,14%) và 14 nữ (51,86%); tuổi trung bình 61,5 ± 5,87 tuổi. Hình thái 1, 2, 3 lần lượt có 1 mắt (3,7%), 14 mắt (51,9%), 12 mắt (44,4%). Giai đoạn 2, 3, 4 lần lượt có 3 mắt (11,1%), 19 mắt (70,4%), 5 mắt (18,5%). Thị lực trung bình không chỉnh kính trước phẫu thuật 0,25 ± 0,15; sau phẫu thuật 1 tháng 0,73 ± 0,14, sau phẫu thuật 6 tháng 0,75 ± 0,18. Có 3 bệnh nhân tồn tại mảng đục bao sau. Kết luận: Phẫu thuật phaco là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhằm phục hồi thị lực ở bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh cực sau. Thị lực được cải thiện tốt ở tất cả các trường hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đục thể thuỷ tinh cực sau, vỡ bao sau
Tài liệu tham khảo
2. Chintan Malhotra, Deepika Dhingra, Nishant Nawani, Partha Chakma, Arun K Jain. (2019). Phacoemulsification in posterior polar cataract: Experience from a tertiary eye care Centre in North India. Indian J Ophthalmol, 68(4): 589-594.
3. Hayashi, K. et. al. (2003), Outcomes of surgery for posterior polar cataract. Cataract Refract Surg, 29, pp. 45–49.
4. Lee M.W., Lee Y.C. (2003). Phacoemulsification of posterior polar cataracts–a surgical challenge. Br J Ophthalmol, 87:1426–1427.
5. Lucio Buratto. (2003). Phacoemulsification principles and techniques. Slack Incorporated; 2nd edition. 768 pages.
6. Osher R.H., Yu B.C., Koch D.D. (1990). Posterior polar cataracts: a predisposition to intraoperative posterior capsular rupture. J Cataract Refract Surg, 16:157–162.
7. Schroeder H.W. (2005). The management of posterior polar cataract: the role of patching and grading. Strabismus,13(4):153–156.
8. Siatiri H, Moghimi S. (2005). Posterior polar cataract: minimizing risk of posterior capsule rupture. Eye (Lond), 20(7):814-6.
9. Singh D, Worst J, Singh R, Singh IR. (1993). Cataract and IOL. New Delhi, India: Jaypee Brothers Medical Publishers, p. 163-5.
10. Vasavada AR, Raj SM. (2004). Inside-out delineation. J Cataract Refract Surg, 30(6):1167–1169.
11. Vasavada AR, Raj SM, Vasavada V, and Shrivastav S. (2012). Surgical approaches to posterior polar cataract: a review. Eye, Vol.26(6), p.761-770.
12. Vogt G., Horvath-Puho E., Czeizel E (2006). A population-based case-control study of isolated congenital cataract. Orv Hetil, 147 (23):1077–1084.
13. Xia Hua, Yongxiao Dong, Jianying Du, Jin Yang, Xiaoyong Yuan. (2018). Phacoemulsification with hydrodelineation and OVD-assisted hydro dissection in posterior polar cataract. BMC Ophthalmol, 9;18(1):165.
14. World Health Organization (WHO). (2014). Visual impairment and blindness. Fact Sheet No. 282.