TỶ LỆ, CƯỜNG ĐỘ TÁI NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH HẬU GIANG SAU CAN THIỆP BẰNG MEBENDAZOLE NĂM 2019-2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh giun truyền qua đất là một bệnh khá phổ biến. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và qua da, ảnh hưởng đến sự phát triển cả trí tuệ và tinh thần, làm giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác...Theo một số nghiên cứu tại Việt Nam; tỷ lệ tái nhiễm giun sau 6 tháng khoảng 27- 60%. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và cường độ tái nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tỉnh Hậu Giang sau can thiệp bằng Mebendazole 500mg, năm 2019-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với can thiệp cộng đồng trên 206 học sinh nhiễm giun truyền qua đất trong quần thể 2720 học sinh tiểu học được can thiệp bằng Mebendazole 500mg đơn liều. Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Tỷ lệ sạch trứng giun sau 14 ngày điều trị bằng Mebendazole 500mg là 100%. Tỷ lệ tái nhiễm giun chung của học sinh sau 12 tháng can thiệp là 11,2%. Tỷ lệ tái nhiễm tại thời điểm 3 tháng là 1,5%, tại thời điểm 6 tháng là 2,0%, tại thời điểm 9 tháng là 3,5% và tại thời điểm 12 tháng là 4,7%. Tỷ lệ tái nhiễm giun ở học sinh 11 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 19,4%. Tỷ lệ tái nhiễm giun ở học sinh nam (17,0%) cao hơn học sinh nữ (4,3%). Tất cả học sinh đều tái nhiễm là giun móc, trong đó tái nhiễm cường độ nhẹ là 60,9%, cường độ trung bình là 39,1% và không có trường hợp tái nhiễm cường độ nặng, cường độ nhiễm trung bình của giun móc là 1674 trứng/g. Kết luận: Tỷ lệ tái nhiễm giun chung của học sinh sau 12 tháng can thiệp là 11,2%. Cần thực hiện tẩy giun định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng nhiễm, tái nhiễm giun truyền qua đất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tái nhiễm giun, giun truyền qua đất, cường độ nhiễm
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Đề và cộng sự (2011), Tái nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học sau 6 tháng tẩy giun hàng loạt tại thành phố Lào Cai, Tạp chí Phòng chống sốt rét, Viện sốt rét - Ký sinh Trùng trung ương.
3. Lương Văn Định và cộng sự (2007), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất và đánh giá sự tái nhiễm sau can thiệp bằng Mebendazole ở trẻ em xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế 2005- 2006, Tạp chi Y học Thực hành thành phố Hồ Chí Minh, 11 (2), tr. 2430.
4. Nguyễn Võ Hinh và cộng sự (2005), Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và vấn đề sử dụng nhà vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế năm 2004 - 2005, Tạp chí Phòng chống sốt rét và Ký sinh trùng, số 4, tr. 75-81.
5. Nguyễn Ngọc Minh (2012), Nghiên cứu tình hình nhiễm và tái nhiễm giun tròn đường ruột ở học sinh các trường mẫu giáo trong huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu năm 2011, Luận án Chuyên Khoa cấp II chuyên ngành Quản lý Y tế, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
6. Nguyễn Hiếu Nhân (2012), Nghiên cứu tình hình và đánh giá hiệu quả của điều trị giun bằng Mebendazole 500mg đơn liều, tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tái nhiễm giun ở trẻ các trường mẫu giáo huyện tam Nông- Đồng Tháp, năm 2011, Luận án Chuyên Khoa cấp II chuyên ngành Quản lý Y tế, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
7. Thân Trọng Quang (2008), Đánh giá một số biện pháp phòng chống 3 loại giun truyền qua đất ở học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở của 2 cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar, tỉnh Gia Lai, Trung tâm Công nghệ sinh học trường Đại học Tây Nguyên.
8. Lê Thị Tuyết (2001), Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ và hiệu quả của biện pháp can thiệp ở một số xã tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sĩ y học chuyên ngành Ký Sinh Trùng, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Halpenny CM and et al (2013), Regional, household and individual factors that influence soil transmitted helminth reinfection dynamics in preschool children from rural indigenous Panamá, PLoS Negl Trop Dis, 7(2).
10. Hesham Al-Mekhlafi M and et al (2008), Pattern and predictors of soil-transmitted helminth reinfection among aboriginal schoolchildren in rural Peninsular
11. Jennifer Keiser and Ju'rg Utzinger (2008), Efficacy of Current Drugs Against SoilTransmitted Helminth Infections, Systematic Review and Meta-analysis, JAMA, 299 (16).
12. Jozef Vercruysse and et al (2011), Is anthelmintic resistance a concern for the control of human soil-transmitted helminths?, Elsevier.
13. Speich B and et al (2016), Efficacy and reinfection with soil-transmitted helminths 18-weeks post-treatment with Albendazole-Ivermectin, Albendazole-Mebendazole, AlbendazoleOxantel pamoate and Mebendazole, Parasites & vectors, 9 (123).
14. Tie-Wu Jia and et al (2012), Soil-Transmitted Helminth Reinfection after Drug Treatment: A Systematic Review and Meta-Analysis, PLOS Neglected Tropical diseases, 6 (5).
15. World Health Organisation (2014), Global Health Observatory (GHO) data, soil-transmitted helminthiase.