NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH STRESS VÀ NHU CẦU TƯ VẤN TÂM LÝ TRÊN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Stress là vấn đề rất đáng quan tâm, có liên quan trực tiếp về sức khỏe thể chất, tinh thần, đặc biệt ở đối tượng sinh viên. Do đó, nhu cầu tư vấn tâm lý ngày càng trở nên phổ biến. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ và mức độ stress của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2020. 2) Xác định tỷ lệ sinh viên có nhu cầu được tư vấn tâm lý và các yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2515 sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ các khối ngành Y đa khoa, Y học dự phòng, Dược và Điều dưỡng của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ stress của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là 69,5%. Trong đó, stress mức độ nhẹ: 51,5%; vừa: 14,7% và nặng: 3,3%. Tỷ lệ nhu cầu được tư vấn tâm lý trên sinh viên chiếm 78,4%. Khi phân tích đa biến đều ghi nhận được mối liên quan giữa giới tính, hoàn cảnh sống chung, tiền sử gia đình mắc bệnh hiểm nghèo, mối quan hệ bạn bè và hàng xóm, tình hình stress với nhu cầu được tư vấn tâm lý trên sinh viên (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên stress và nhu cầu cần được tư vấn tâm lý chiếm khá cao, với tỷ lệ lần lượt là 69,5% và 78,4%. Cần đẩy mạnh hơn nữa các công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ sinh viên suy nghĩ tích cực để nâng cao sự khỏe mạnh không chỉ ở thể chất và cả tinh thần cho sinh viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Stress, nhu cầu tư vấn tâm lý, sinh viên
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Hoàng Khánh (2020), Stress và những yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Điều dưỡng năm thứ 2 Trường Cao đẳng y tế Hà Đông năm 2019-2020, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Đoàn Vương Diễm Khánh (2016), Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế, Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, 6(3), tr. 66-72.
4. Lê Hoàng Thanh Nhung (2018), Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y tế công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học thực hành, 1066(1), tr. 50-53.
5. Phạm Trung Tín (2017), Nghiên cứu tình hình stress và đánh giá kết quả can thiệp ở sinh viên ngành Y học dự phòng tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016-2017, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Trần Kim Trang (2012), Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 356-362.
7. Nguyễn Thành Trung (2017), Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong sinh viên cử nhân trường đại học Y tế công cộng năm 2017- Khảo sát bằng bộ câu hỏi DASS 21, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
8. Lê Hải Yến (2016), Thực trạng stress ở sinh viên Trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên năm 2016, Tạp chí Y học Việt Nam, 449(12), tr. 134-139.
9. Aesha Farheen Siddiqui, Saad Abdullah Al-Amri, Assaf Abdullah Al-Katheri, Khalid Hussain Mohammed Al-Hassani (2017), Perceived stress in Saudi undergraduate medical students, Journal of Medical Allied Sciences, 7(1), pp. 41-47.
10. Ashraf Hussain, Hamza Mustufa Khan, Hania Ahmer, Shahmeer Zafar, Saad bin Altaf, Sajjeel Ahmed, Safura Awais (2021), Effect of parental relationships on stress levels of students in medical college, Journal of Shifa Tameer-e-Millat University, 4(1), pp. 39-43.
11. John Anthony A. Domantary (2014), Health-related quality of life of future physicians at a Medical school in the Philippines: A cross-sectional Study, SAGE, pp. 1-9.
12. Maher D Fuad, Balsam Mahdi Nasir Al-Zurfi, Mohammed A AbdulQader, Mohammed Faez Abu Bakar, Maged Elnajeh, Mohd Rusli Abdullah (2015), Prevalence and risk factors of stress, anxiety and depression among medical students of a private medical university in Malaysia in 2015, Education in Medicine Journal, 7(2), pp. 1-9.
13. Siyu Lu, Fang Wei, Guolin Li (2021), The evolution of the concept of stress and the framework of the stress system, US National Library of Med National Institutes of Health, 5(6), pp. 76-85.
14. Waffa Yousif Abdel Wahed, Safaa Khamis Hassan (2017), Prevalence and associated factors of stress, anxiety and depression among medical Fayoum University students, Alexandria Journal of Medicine, 53(2017), pp. 77-84.