ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TẠI CÁC KHOA NGOẠI, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) làm tăng việc lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, một vấn đề lớn cho y tế. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa ngoại, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 126 trường hợp phẫu thuật sau 48 giờ tại các khoa ngoại chấn thương chỉnh hình – lồng ngực, Thần kinh-Tiết niệu và Ngoại tiêu hóa bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 6,3%. Tỷ lệ NKVM cao nhất ở khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – lồng ngực (8,5%), tiếp theo là ngoại tiêu hóa (6,6%), khoa ngoại tiết niệu (6,4%) và thấp nhất ở khoa ngoại thần kinh (3,3%). Các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ phân lập được bao gồm Staphylococci, E. coli, Acinetobacter baumannii, Staphylococcus aureus. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng chiếm 74,5%. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng nên lựa chọn loại kháng sinh theo chủng loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến, tính chất kháng thuốc của chúng…đã được nghiên cứu gần nhất tại cơ sở y tế hoặc địa bàn nào đó, mà không nên sử dụng theo một hướng dẫn chung. Kết luận: Tỷ lệ NKVM ở mức trung bình, sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chấn thương chỉnh hình-lồng ngực, kháng sinh dự phòng, nhiễm khuẩn vết mổ, vi khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ. Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học, 2015, tr.46-48.
4. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, Ban hành kèm theo quyết định 3916/QĐ-BYT năm 2017.
5. Nguyễn Thị Bông và cộng sự (2019), Thực trạng NKVM và các yếu tố liên quan tại khoa ngoại chấn thương chỉnh hình-vi phẫu bệnh viện Xuyên Á năm 2019, Kỷ yếu hội nghị khoa học thường niên Kiểm soát nhiễm khuẩn 2019.
6. Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Phi Long, Vũ Minh Hải Tuyền, Trần Trọng Dương (2016). Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an.
http://benhvien198.net/thuc-trang-nhiem-khuan-vet-mo-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-taibenh-vien-19-8-bo-cong-an_dt_8585
7. Bùi Thị Thu Đông, Vũ Bá Toản, Chế Thị Nhật Lệ (2020), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện phong - da liễu Trung ương Quy Hòa năm 2018. Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, Số 63, tr 53-60
8. Lê Tuyên Hồng Dương, Đỗ Ngọc Hiếu, Lưu Thúy Hiền và cộng sự (2012). Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn trong các loại phẫu thuật tại Bệnh viện Giao thông vận tải. Tạp chí Y học thực hành, số 841, 9/2012, tr 67-71.
9. Nguyễn Văn Hoàn và Bùi Văn Hưởng (2019). Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Quân y 110 năm 2019. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 14(6).
10. Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư và Lê Bá Nguyên (2013). Tỷ lệ, phân bố, yếu tố liên quan tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện bệnh viện Bạch Mai năm 2012. Tạp chí Y học thực hành. 869 (5), tr. 167-169.
11. Nguyễn Thị Hồng Nguyên, Trần Trúc Linh, Phan Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Thanh Xuân và Thái Thanh Sắt (2019), Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tại khoa ngoại tổng hợp - bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 – 2019, tr 202-209.
12. Đặng Như Phồn, Thân Thị Diệu, Trương Thị Thu Nhung, Nguyễn Thị Mai Hòa, Đặng Nhật Tân (2020), Một số đặc điểm nhiễm khuẩn vết mổ tại trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Bệnh viện Trung ương Huế Số 60, tr 6166.
13. Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Tấn Thuận, Nguyễn Phú Ngọc Hân, Nguyễn Thị Uyên (2019), Khảo sát thực trạng tuân thủ các quy trình phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện tai mũi họng TP.HCM năm 2018. Thời sự Y học 9/2019, tr 73-78.
14. Abdul-Jabbar A. và cộng sự. (2013). Surgical site infections in spine surgery: identification of microbiologic and surgical characteristics in 239 cases. Spine. 38(22), pp. E1425-31.
15. Ahmed Morad Asaad và Samir Ahmad Badr (2016). Surgical Site Infections in Developing Countries: Current Burden and Future Challenges. Clinical Microbiology: Open Access. Vol 05, Issue 06. DOI: 10.4172/2327-5073.1000e136.