ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY ĐẦU XA XƯƠNG QUAY Ở TRẺ EM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NẮN BÓ BỘT CỐ ĐỊNH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2018 - 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy đầu xa xương quay là loại gãy thường gặp nhất trong các loại gãy xương vùng cẳng tay ở trẻ em. Trong số nhiều phương pháp để điều trị loại gãy này, phương pháp nắn bó bột được sử dụng phổ biến đầu tiên để điều trị các trường hợp gãy. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị gãy đầu xa xương quay ở trẻ em bằng phương pháp nắn bó bột cố định tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2018-2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu. Tất cả trẻ em bị gãy đầu xa xương quay được điều trị bằng phương pháp nắn bó bột cố định. Kết quả: gồm 46 bệnh nhân. Tuổi >10 chiếm 60,9%. Giới nam 80,4%, nữ 19,6%. Gãy do tai nạn sinh hoạt chiếm 80,4%. 63% bị tay phải, biến dạng ra sau-ngoài chiếm > 50%. 32,6% có dấu hiệu đặc hiệu hình lưỡi lê. Trên phim X-quang, có 67,4% gãy hành xương, 17,4% gãy di lệch hoàn toàn, 71,7% có gãy xương trụ kèm theo. Thời gian thực hiện 29,57± 4,32 phút. 69,6% sau bó bột có chỉ số bột < 0,7. Tỷ lệ di lệch thứ phát 8,7%. 80,4% liền xương trong 3 tuần đầu, 100% liền xương chắc trong 3 tháng. Đánh giá chức năng và thẩm mỹ theo tiêu chí của Mayo: rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ 97,8%, đạt trung bình là 2,2%. Kết luận: Nắn bó bột trong điều trị gãy đầu xa xương quay ở trẻ em là phương pháp an toàn, ít biến chứng, đạt kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ vùng cổ tay.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy đầu xa xương quay, nắn bó bột
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Quang (2018), Những vấn đề trong gãy đầu dưới xương quay, Hội nghị điều trị bảo tồn cơ xương khớp TP HCM.
3. Alexander Joeris (2017), The AO Pediatric Comprehensive Classification of Long Bone Fractures (PCCF), Acta Orthop, 88(2): 123–128.
4. Daniel Jerrhag (2016), Increasing wrist fracture rates in children may have major implications for future adult fracture burden, Acta Orthop, 87(3): 296–300.
5. Deniz Akar (2018), Conservative Follow-up of Severely Displaced Distal Radial Metaphyseal Fractures in Children, Cureus, 10(9): e3259.
6. Donald S. Bae (2012), Distal Radius and Ulna Fractures, Pediatric Hand and Upper Limb Surgery, chapter 34, pp: 406-438.
7. Gaurav Mundada (2017), Type-I Monteggia with Ipsilateral Fracture of Distal Radius Epiphyseal Injury A Rare Case Report, Ann Afr Med, 16(1): 30–32.
8. Jonathan G. Schoenecker (2015), Fractures of the Distal Radius and Ulna, Rockwood and Wilkins fractures in children, pp: 349-406.
9. Juan Pretell Mazzini (2010), Paediatric forearm and distal radius fractures risk factors and re-displacement—role of casting indices, Int Orthop, 34(3): 407–412.
10. Kaye Wilkins (2009), Update on the Management Of Fractures and Dislocations Involving the Radius In the Pediatric Patient, Fractures of the Radius update-part 1.
11. Lynn T. Staheli, M.D. (2010), Management/Casting, Practice of Pediatric Orthopedics, pp: 68-70.
12. Marcell Varga (2017), Short, double elastic nailing of severely displaced distal pediatric radial fractures, Medicine (Baltimore), 96(14): e6532.
13. Marjan Kamiloski (2018), The Kapandji Technique of Closed Reduction Using Sommer - Pins in the Treatment of Completely Dislocated Fractures of the Distal Radius in Children, Open Access Maced J Med Sci, 6(2): 330–335.
14. Shi-Neng James Ling (2018), Are Unnecessary Serial Radiographs Being Ordered in Children with Distal Radius Buckle Fractures, Radiol Res Pract, 2018:5143639.
15. Zhi-Kui Zeng (2018), Is percutaneous pinning needed for the treatment of displaced distal radius metaphyseal fractures in children, Medicine (Baltimore), 97(36): e12142.