RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG CUỐI THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Huỳnh Nguyễn Phương Thảo1,, Huỳnh Nguyễn Phương Quang2, Nguyễn Xuân Thảo1, Nguyễn Thị Hồng Nhung1, Phan Thị Huyền Trân1
1 Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ (RLGN) là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ rối loạn giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 415 thai phụ từ tuần thứ 28 trở lên đến khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021 là 44,8 % theo thang điểm PSQI. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai với thiếu tự tin vào khả năng làm mẹ (OR=1,581; p=0,041) và gặp biến cố trong lúc mang thai (OR=2,027; p=0,039). Kết luận: Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021 ở mức trung bình. Sàng lọc, đánh giá các yếu tố nguy cơ rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai cần được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bizu Gelaye, Giffty Addae (2017), Poor Sleep Quality, Antepartum Depression and Suicidal Ideation among Pregnant Women. J Affect Disord, 209, 195-200.
2. Buysse DJ, Reynolds CF, Monk TH (1989), The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI): A new instrument for psychiatric research and practice. Psychiatry Research, 28, 193-213.
3. Centers for Disease Control and Prevention (2017), Short Sleep Duration Among US Adults. CDC.gov.
4. Elham Rezael, Zahra Behboodi Moghadam, Khadijeh Saraylu (2012), Quality or life in pregnant women with sleep disorder. Journal of Family and Reproductive Health, 7(2), 8793.
5. Facco F.L, Grobman W.A, Kramer J, Ho K.H, Zee P.C (2010), Self-Reported Short Sleep Duration and Frequent Snoring in Pregnancy: Impact on Glucose Metabolism. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 203, 141-145.
6. Hung HM, Ko SH, Chen CH (2014), The association between prenatal sleep quality and obstetric outcome. J Nurs Res, 22, 147-154.
7. Huong, N.T.T., Thuy, N.T.H. and Yen, L.T.H. (2019), Quality of Sleep among Pregnant Women. International Journal of Clinical Medicine, 10, 16-25.
8. Magdalena Smyka, Katarzyna Kosinska-Kaczynska, Nicole Sochacki-Wojcicka, Magdalena Zgliczynska, Miroslaw Wielgos (2020), Sleep Problems in Pregnancy - A Cross-Sectional Study in over 7000 Pregnant Women in Poland. Int. J. Environ. Res. Pubic Health, 17, 5306.
9. Qiu-Yue Zhong, Bizu Gelaye, Sixto E. Sanschez, Michelle A. Williams (2015), Psychometric Properties of the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) in a Cohort of Peruvian Pregnant Women. Journal of Clinical Sleep Medicine, 11 (8), 869-877.
10. Skoczylas M, Łęgowik A., Krawczyk P., Kalinka J (2014), Sleeping disorders among pregnant woman. Gin. Pol. Med. Project, 4, 34.)