KHẢO SÁT TỶ LỆ RUNG NHĨ TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA TỪ THÁNG 9/2020 ĐẾN THÁNG 2/2021

Dương Thị Bích Nguyệt1,, Trần Hải Yến1
1 Trường Đại học Buôn Ma Thuột

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rung nhĩ và suy tim là hai vấn đề tim mạch thường gặp trên bệnh nhân cao tuổi và có liên quan đến tăng tỷ lệ tàn tật, tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 174 bệnh nhân cao tuổi suy tim nhập viện tại khoa Nội Tim mạch – Lão học, bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa từ tháng 9/2020-2/2021. Chẩn đoán rung nhĩ dựa vào tiền căn, điện tâm đồ trong thời gian nằm viện (kéo dài trên 30 giây). Kết quả: Tuổi trung bình là 76,8±9. 49/174 bệnh nhân có rung nhĩ, chiếm 28,2%. Phân độ NYHA có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ rung nhĩ (p<0,05). Kết luận: Rung nhĩ là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi suy tim và việc tầm soát rung nhĩ là rất cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tấn Đạt (2014), Khảo sát sự tiến triển xấu chức năng thận trên bệnh nhân cao tuổi suy tim nhập viện, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 35.
2. Châu Ngọc Hoa (2018), Khảo sát rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 23(2), tr. 157-162.
3. Nguyễn Duy Toàn, Nguyễn Oanh Oanh, Nguyễn Lân Hiếu (2015), Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ, Tạp chí Y Dược Học Quân Sự, (4), tr. 96-102.
4. Anter E, Jessup M, Callans D J (2009), Atrial Fibrillation and Heart Failure, Circulation, 119(18), pp. 2516-2525.
5. CONSENSUS Trial Study Group (1987), Effects of enalapril on mortality in severe congestive heart failure. Results of the Cooperative North Scandinavian Enalapril Survival Study (CONSENSUS), N Engl J Med, 316(23), pp. 1429-1435.
6. Danielsen R, Thorgeirsson G, Einarsson H, Ólafsson Ö, et al (2017), Prevalence of heart failure in the elderly and future projections: the AGES-Reykjavík study, Scand Cardiovasc J, 51(4), pp. 183-189.
7. Di Carlo A, Bellino L, Consoli D, Mori F, et al (2019), Prevalence of atrial fibrillation in the Italian elderly population and projections from 2020 to 2060 for Italy and the European Union: the FAI Project, Europace, 21(10), pp. 1468-1475.
8. Meyre P, Blum S, Berger S, Aeschbacher S, et al (2019), Risk of Hospital Admissions in Patients With Atrial Fibrillation: A Systematic Review and Meta-analysis, Can J Cardiol, 35(10), pp. 1332-1343.
9. Miyasaka Y, Barnes M E, Gersh B J, Cha S S, et al (2006), Secular trends in incidence of atrial fibrillation in Olmsted County, Minnesota, 1980 to 2000, and implications on the projections for future prevalence, Circulation, 114(2), pp. 119-125.
10. Regitz-Zagrosek V, Oertelt-Prigione S, Prescott E, Franconi F, et al (2016), Gender in cardiovascular diseases: impact on clinical manifestations, management, and outcomes, Eur Heart J, 37(1), pp. 24-34.
11. Santhanakrishnan R, Wang N, Larson M G, Magnani J W, et al (2016), Atrial Fibrillation Begets Heart Failure and Vice Versa: Temporal Associations and Differences in Preserved Versus Reduced Ejection Fraction, Circulation, 133(5), pp. 484-492.
12. Trulock K M, Narayan S M, Piccini J P (2014), Rhythm control in heart failure patients with atrial fibrillation: contemporary challenges including the role of ablation, J Am Coll Cardiol, 64(7), pp. 710-721.
13. Wolf P A, Abbott R D, Kannel W B (1991), Atrial fibrillation as an independent risk factor for stroke: the Framingham Study, Stroke, 22(8), pp. 983-988.
14. Urrutia A, Cepeda JM, Formiga F, Manzano L, Conde-Martel A, et al (2015), High Prevalence of Atrial Fibrillation in Elderly Patients Hospitalized with Heart Failure, International Journal of Clinical Cardiology, 1:021, pp. 1-8.