NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHÁNG SINH, SỬ DỤNG KHÁNG SINH AN TOÀN HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI ĐỒNG THÁP NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là tình trạng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các loại kháng sinh sử dụng, tỷ lệ các bệnh nhân sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý và một số yếu tố liên quan trong điều trị ngoại trú bệnh viêm phổi cộng đồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 395 đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Đồng Tháp có sử dụng thuốc kháng sinh được bác sĩ chẩn đoán viêm phổi. Kết quả: Tỷ lệ đơn thuốc sử dụng kháng sinh đơn trị là 95,2%, 2 loại kháng sinh là 4,8%. Trong các đơn thuốc sử dụng 1 loại kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm 89,9%, nhóm quinolon là 5,3%, nhóm tetracyclin là 4,3% và nhóm macrolid là 0,5%. Tỷ lệ đơn thuốc kê kháng sinh an toàn hợp lý là 84,3%. Ghi nhận đơn thuốc có phối hợp kháng sinh, đối tượng >65 tuổi thì tỷ lệ an toàn, hợp lý thấp hơn đơn thuốc không phối hợp kháng sinh, <65 tuổi, p<0,05. Kết luận: Sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý là khá cao, tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi cộng đồng, kháng sinh, an toàn hợp lý
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Lan Anh, Phạm Thị Tố Liên, Trần Tú Nguyệt, Nguyễn Giang Phúc Khanh, Nguyễn Thắng (2020), Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh nhân ngoài ra tại bệnh viện tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 30/2020, tr 30-36
3. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Ban hành kèm quyết định 708/QĐ-BYT ngày 02/03/2015, tr.9-25.
4. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, Ban hành kèm quyết định 4815/QĐ-BYT ngày 20/11/2020, tr.39-45.
5. Lê Tiến Dũng (2017), Viêm phổi cộng đồng: Đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh in vitro tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Tạp chí thời sự Y học, 10/2017, tr. 64-68.
6. Tạ Thị Diệu Ngân (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Trần Nhân Thắng (2013), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học thực hành (878), Số 8/2013. Tr 84-88
8. Lê Thanh Trúc, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và cs (2011), Đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị viêm phổi tại khoa Nhi bệnh viện An Giang, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang, số tháng 10/2011, tr 72-78.
9. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Nguyễn Mạnh Thắng (2016), Khảo sát tình hình chỉ định kháng sinh trong điều trị ngoại trú cho người bệnh có bảo hiểm y tế tại bệnh viện phổi tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Y học thực hành (1030), số 12/2016, tr 165-168.
10. Lauri A Hicks, Monina G Bartoces, Rebecca M Roberts, Katie J Suda, Robert J Hunkler, Thomas H Taylor, Stephanie J Schrag (2015) "US outpatient antibiotic prescribing variation according to geography, patient population, and provider specialty in 2011. Clin Infect Dis, 60(9), pp 1308-1316.
11. Y. Muraki, T. Yagi, Y. Tsuji, N. Nishimura, M. Tanabe, T. Niwa, T. Watanabe, S. Fujimoto, K. Takayama, N. Murakami, M. Okuda (2016) Japanese antimicrobial consumption surveillance: First report on oral and parenteral antimicrobial consumption in Japan (20092013). J Glob Antimicrob Resist, 7, pp 19-23.