KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẦM CẢM CHỦ YẾU VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ TRẦM CẢM TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NẰM VIỆN NỘI TRÚ TRONG ĐỢT BÙNG PHÁT DỊCH COVID-19 LẦN THỨ 4
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm thường được biết đến là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, năng suất làm việc lao động trước mắt và lâu dài cho con người. Trầm cảm ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) phổ biến ở cộng đồng và thậm chí phổ biến hơn ở những người cao tuổi phải nhập viện điều trị bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ trầm cảm và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân cao tuổi mắc tăng huyết áp và đái tháo đường nằm viện nội trú trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 68 bệnh nhân cao tuổi mắc tăng huyết áp và đái tháo đường nằm viện nội trú. Trầm cảm được xác định bằng tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm chủ yếu trên đối tượng người cao tuổi đồng mắc tăng huyết áp và đái tháo đường là 33,8%. Chất lượng cuộc sống (CLCS) và tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân có THA và ĐTĐ có mối tương quan nghịch, hệ số r là -0,504 (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm chủ yếu trên đối tượng người cao tuổi đồng mắc tăng huyết áp và đái tháo đường ở mức cao (1/3). Cần quan tâm đến nhóm đối tượng người cao tuổi về vấn đề trầm cảm và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là có nhiều bệnh lý mạn tính kèm theo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trầm cảm, chất lượng cuộc sống, người cao tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường
Tài liệu tham khảo
2, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại Học Y Dược Hà Nội. 2. Phan Văn Ê (2015), Nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống và đánh giá kết quả can thiệp cải thiện sức khỏe thể chất ở người cao tuổi tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn An Hạ (2017), Khảo sát tình hình và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa nội bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2016-2017, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Thanh Hương , Lê Thị Hải Hà (2009), Bước đầu đánh giá giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổi Việt Nam, Y học thực hành, 675 (9), trang 61-67.
5. Hà Thị Cẩm Hương (2020), Khảo sát tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Hoàng Thị Tuấn Tình , Trần Thị Hồng Nhiên và cs (2018), Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường, Nghiên cứu Y học, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22 (1), pp. 159-165.
7. A. D. Ademola, V. Boima, A. O. Odusola et al (2019), Prevalence and determinants of depression among patients with hypertension: A cross-sectional comparison study in Ghana and Nigeria, Niger J Clin Pract, 22 (4), pp. 558-565.
8. American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Depressive disorders, American Psychiatric Association, Washington DC.
9. DeJean, M Giacomini, M Vanstone et al (2013), Patient Experiences of Depression and Anxiety with Chronic Disease: A Systematic Review and Qualitative Meta-Synthesis, Ontario Health Technology Assessment Series, 13 (16), pp. 1-33.
10. E. Demirtürk, R. Hacıhasanoğlu Aşılar (2018), The effect of depression on adherence to antihypertensive medications in elderly individuals with hypertension, J Vasc Nurs, 36 (3), pp. 129-139.
11. Feng L, Yap KB, Ng TP (2013), Depressive symptoms in older adults with chronic kidney disease: mortality, quality of life outcomes, and correlates, Am J Geriatr Psychiatry, 21, pp. 570-579.
12. J. Rong, G. Chen, et al. (2019), Correlation Between Depressive Symptoms And Quality Of Life, And Associated Factors For Depressive Symptoms Among Rural Elderly In Anhui, China, Clin Interv Aging, 14, pp. 1901-1910.
13. Y. J. Son, M. H. Won (2017), Depression and medication adherence among older Korean patients with hypertension: Mediating role of self-efficacy, Int J Nurs Pract, 23 (3), pp. 1-8.
14. World Health Organization (2008), The Global Burden of Disease, World Health Organization, Geneva.