MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI Ở TRẺ MẮC SỞI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Phan Đặng Trang Đài, Nguyễn Ngọc Rạng, Nguyễn Thị Thu Ba, Trần Công Lý

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp, gây ra do vi rút sởi. Viêm phổi là một trong những biến chứng phổ biến nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân mắc sởi, đặc biệt là trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến biến chứng viêm phổi ở trẻ mắc sởi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ năm 2019-2021.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 158 trẻ được chẩn đoán sởi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ năm 2019-2021. Kết quả: Tuổi nhỏ, sống ở thành thị, chưa được chủng ngừa sởi, trẻ có các dấu hiệu như vết vằn da hổ, tăng bạch cầu và CRP là các yếu tố liên quan đến biến chứng viêm phổi trong bệnh sởi với p<0,05. Trong mô hình phân tích đa biến ghi nhận 5 yếu tố: nơi cư ngụ, tiền sử chủng ngừa sởi của trẻ, vết vằn da hổ, tiêu chảy, tăng CRP là các yếu tố nguy cơ độc lập có liên quan đến biến chứng viêm phổi trong bệnh sởi (p<0,05). Kết luận: Tuổi nhỏ, sống ở thành thị, chưa được chủng ngừa sởi, trẻ có các dấu hiệu như vết vằn da hổ, tăng bạch cầu và CRP là các yếu tố liên quan đến biến chứng viêm phổi ở trẻ mắc sởi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Dần (2015), “Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của các bà mẹ có con mắc sởi tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2014”, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Dũng (2017), “Một số đặc điểm dịch tễ học và yếu tố nguy cơ của sởi biến chứng viêm phổi nặng ở trẻ em”, Tạp chí Y học Việt Nam, 456 (2), tr.153-157.
3. Bùi Vũ Huy (2011), “Đặc điểm lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 2 năm 2009-2010”, Tạp chí Y học dự phòng, 3 (121), tr.45-50.
4. Nguyễn Duy Phong (2006), “Bệnh sởi”, Bệnh truyền nhiễm, tr.274-281.
5. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2019), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại Hà Nội giai đoạn 2006-2015”, Tạp chí Y học dự phòng, 29(10), tr.38.
6. Đặng Thị Thúy (2014), “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị bệnh sởi trẻ em tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, vụ dịch 2014”, Tạp chí Truyền nhiễm, 3(7), tr.12-16.
7. Tạ Anh Tuấn (2016), “Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi nặng liên quan với sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam, 448(1), tr.60-64.
8. Triệu Thị Thanh Vân (2020), Một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và vi rút sởi lưu hành tại Bắc Giang giai đoạn 2013-2019”, Tạp chí Y học dự phòng, 30(7), tr.67.
9. A. Lo Vecchio, A. Krzysztofiak, C. Montagnani, et al. (2020), “Complications and risk factors for severe outcome in children with measles”, Arch Dis Child, 105 (9), pp.896-899.
10.ASG van Dam, T. Woudenberg, HE. Melker, et al. (2020), “Effect of vaccination on severity and infectiousness of measles during outbreak in the Netherlands, 2013-2014”, Epidemiology & Infection, 148.
11.Dominicus Husada, Dwiyanti Puspitasari, Leny Kartina, et al. (2020), “An evaluation of the clinical features of measles virus infection for diagnosis in children within a limited resources setting”, BMC pediatrics, 20(1), pp.1-10.
12.Marija Stojiljković, Ivan Rančić, Milan Golubović, et al. (2020), “The characteristics of hospitalized measles affected children during the 2017 - 2018 epidemic in the Jablanica District”, Acta Medica Medianae, 59(2), pp.53-59.
13.Van Thuan Hoang, Thi Loi Dao, Philippe Minodier, et al. (2019), “Risk Factors for Severe Pneumonia According to WHO 2005 Criteria Definition Among Children < 5 Years of Age in Thai Binh, Vietnam: A Case - Control Study”, Journal of epidemiology and global health, 9(4), pp.274-280.