KHẢO SÁT SỰ KHÁC NHAU VỀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH RỬA TAY VÀ ĐEO KHẨU TRANG PHÒNG COVID-19 TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI VÀ KHÔNG CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dự phòng sự lây lan COVID-19 đóng vai trò rất quan trọng trong đại dịch, đặc biệt trên người cao tuổi. Tuy nhiên, kiến thức và thực hành rửa tay và đeo khẩu trang để dự phòng COVID-19 trên người cao tuổi vẫn chưa được nghiên cứu rõ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự khác nhau về kiến thức và thực hành rửa tay và đeo khẩu trang dự phòng COVID-19 trên 2 nhóm bệnh nhân bao gồm cao tuổi và không cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả. Các số liệu thu thập được thực hiện bởi nghiên cứu viên thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn trên các bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 5/2020-7/2020. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 1555 bệnh nhân (69,6% không cao tuổi và 30,4% cao tuổi). Có
khoảng 79,9%-99,4% bệnh nhân ở 2 nhóm nghiên cứu vệ sinh tay thường xuyên trong các tình huống đưa ra. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng nước chảy và chà bằng nước rửa tay hoặc xà phòng ở nhóm cao tuổi và không cao tuổi lần lượt là 82,4% và 85,2% (p=0,496). Hầu hết các bệnh nhân ở cả 2 nhóm luôn luôn hoặc thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài (98,1% so với 98,7%, p=0,360). Kiến thức về cách rửa tay và đeo khẩu trang từ internet ở bệnh nhân cao tuổi thấp hơn bệnh nhân không cao tuổi (17,5% so với 39,7%, p<0,001). Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có kiến thức và thực hành tốt chiến lược rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tuy nhiên, kiến thức và thực hành ở bệnh nhân cao tuổi không tốt bằng bệnh nhân không cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, kiến thức, thực hành, cao tuổi
Tài liệu tham khảo
2. CDC. COVID-19 Provisional Counts - Weekly Updates by Select Demographic and Geographic Characteristics, National Center for Health Statistics (2020), Available online at: https://www.cdc.gov/nchs/nvss/vsrr/covid_weekly/index.htm (accessed March 22, 2021).
3. Martins Van Jaarsveld, Gabrielle (2020), “The Effects of COVID-19 Among the Elderly Population: A Case for Closing the Digital Divide”, Frontiers in Psychiatry, 11(1211).
4. Perrotta F, Corbi G, Mazzeo G, Boccia M, Aronne L, et al. (2020), “COVID-19 and the elderly: insights into pathogenesis and clinical decision-making”, Aging Clin Exp Res, 32(8), 1599-1608.
5. Sally MEI, Marwa AMM (2020), “Relationship Between Knowledge, Preventive Practices and Fear from COVID-19 among Middle Aged and Older Adults: During the Novel Coronavirus Outbreak”, American Journal of Nursing Science, 9(5), 333-346
6. Salman M, Mustafa Z, Asif M, Zaidi H, Hussain Kh et al. (2020), “Knowledge, attitude and preventive practices related to COVID-19: a cross-sectional study in two Pakistani university populations”, Drugs & Therapy Perspectives, 9, pp.1-7.
7. Zhong BL, Luo W, Li HM, Zhang QQ, Liu XG et al. (2020), “Knowledge, attitudes, and practices towards COVID-19 among Chinese residents during the rapid rise period of the COVID-19 outbreak: a quick online cross-sectional survey”, Int J Biol Sci, 16(10), 1745-1752.
8. Zhou F, Yu T, Du R, Fan G, Liu Y et al. (2020), “Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: a retrospective cohort study”, The Lancet, 395(10229), pp.1054-1062.