KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ MÃ VẠCH ADN CỦA CÂY BỤP GIẤM (HIBISCUS SABDARIFFA L.)-HỌ MALVACEAE

Lý Hồng Hương Hạ1,, Hồ Thị Thạch Thúy1, Trần Thị Thu Hằng1, Nguyễn Thị Hồng Yến1, Đặng Thị Lệ Thủy1
1 Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lá đài của Bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.) uống giúp tiêu hóa, chữa các bệnh gan mật, tăng huyết áp, bệnh thần kinh. Đặc điểm hình thái và vi học là cơ sở để nhận diện loài này. Tuy nhiên chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu hình thái và chưa tài liệu nào nghiên cứu giải phẫu loài này ở Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học và mã vạch ADN của cây Bụp giấm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Bụp giấm tươi được thu thập tại Long An, nghiên cứu đặc điểm thực vật học bằng phương pháp hình thái và phương pháp giải phẫu. Soi bột dược liệu bằng kính hiển vi. Thực hiện mã vạch ADN. Kết quả: Đã xác định được đặc điểm thực vật học của cây Bụp giấm trên cơ sở khảo sát, đồng thời xác định và phân tích các đặc điểm giải phẫu các bộ phận của cây mà các nghiên cứu trước chưa có. Kết luận: Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học đã cung cấp một cách chi tiết và minh họa rõ nét về đặc điểm bên ngoài và cấu tạo bên trong cây Bụp giấm cho danh mục các loài thực vật Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 525.
2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Vùi Xuân Chương và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc, tập I, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 271-273.
3. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 265-266.
4. Đỗ Huy Bích, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Xuân Cẩn và các cộng sự (2016), Danh lục cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 107.
5. Olotuah O. F. (2014). Anatomy of leaf epidermis and petiole of two selected species of Hibiscus. Research Journal of Agriculture and Environmental Management. Vol. 3(7), 297-313.
6. K. Raghu, Y. Naidoo, Y. H. Dewir (2019). Secretory structures in the leaves of Hibiscus sabdariffa L.. South African Journal of Botany. Vol. 121, 16-25.
7. T. Eslaminejad, M. Zakaria (2012). Morphological characteristics and pathogenicity of fungi associated with Roselle (Hibiscus Sabdariffa) diseases in Penang, Malaysia. Microb Pathog. Vol. 51(5), 325-327.