ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN III KÈM NẠO VÉT HẠCH D2 BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và nạo vét hạch D2 là phương pháp điều trị được lựa chọn trong điều trị ung thư dạ dày. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về nạo vét hạch trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn III tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư dạ dày giai đoạn III kèm nạo vét hạch D2 bằng phẫu thuật nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 50 bệnh nhân được phẫu thuật cắt dạ dày nội soi kèm nạo vét hạch D2 trong ung thư dạ dày giai đoạn III tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 05/2017 đến 05/2021. Nghiên cứu mô tả về tuổi, giới, BMI, đau bụng, nội soi dạ dày, vị trí khối u, kích thuước u, giai đoạn bệnh, thời gian mổ, kết quả nạo hạch và kết quả sớm sau mổ. Kết quả: Bệnh nhân nam gặp 36 (72%), nữ 14 (28%), tuổi trung bình 58,4 ± 1,7, BMI trung bình là 19,8 ± 0,37, triệu chứng đau bụng gặp 92%, giai đoạn IIIA 20%, IIIB 54% và IIIC 26%. Thời gian mổ trung bình 303 ± 7,1 phút, Nạo hạch trung bình 13,2 ± 0,6 hạch/ 1 bệnh nhân. Kết quả tốt 90%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và nạo vét hạch D2 an toàn trong ung thư dạ dày giai đoạn III.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư dạ dày giai đoạn III, phẫu thuật nội soi, cắt dạ dày
Tài liệu tham khảo
2. học TP.Hồ Chí Minh, tr. 391-404.
3. Nguyễn Quang Bộ, Lê Mạnh Hà (2013), Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh trong phẫu thuật ung thư dạ dày có vét hạch D2, Tạp chí Y Học thực hành số 11, tr. 114-120.
4. Trần Bình Giang, Tôn Thất Bách (2003), Lịch sử của nội soi và phẫu thuật nội soi, Phẫu thuật nội soi ổ bụng, NXB Y học, Hà Nội, tr.13-47.
5. Nguyễn Minh Hải (2003). Đánh giá ban đầu về phẫu thuật cắt dạ dày nạo hạch qua nội soi hỗ trợ. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề phẫu thuật nội soi. tr 109-113.
6. Vũ Hải, Đoàn Hữu Nghị (2002), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng – đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật qua 150 trường hợp ung thư dạ dày tại bệnh viện K từ tháng 7/1999 đến 10/2000, Thông tin Y Dược, 4, tr.32-35.
7. Trần Văn Hợp, (1998), Bệnh dạ dày, Giải phẫu bệnh học, Nxb Y học, Hà Nội, tr.334-345.
8. Võ Duy Long (2017), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn I, II, III, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
9. Trịnh Hồng Sơn, Đỗ Đức Vân (1999). Bước đầu đánh giá kết quả nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày, Thông tin y dược, 11, tr. 62- 65.
10. Hồ Chí Thanh (2016), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị triệt căn ung thư biểu mô 1/3 dưới dạ dày tại bệnh viện Quân Y 103, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
11. Đỗ Văn Tráng, Trịnh Hồng Sơn, Đỗ Đức Vân (2009), Kỹ thuật nạo vét hạch D2 bằng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thưdạ dày vùng hang môn vị. Y học thực hành số 2: 644-645.).
12. Fuse N, Bando H, Chin K, et al. (2016). Adjuvant capecitabine plus oxaliplatin after D2 gastrectomy in Japanese patients with gastric cancer: a phase II study. Gastric Cancer. DOI: 10.1007/s10120-016-0606-4.
13. Japanese Gastric Cancer Association (2011), Japanese classification of gastric carcinoma: 3rd English edition. Gastric Cancer 14: 101–112.
14. Japanese Gastric Cancer Association (2016), Japanese gastric cancer treatment guidelines 2014 (ver. 4). Gastric Cancer 14: 113–123.
15. Japanese Gastric Cancer Association (2020), Japanese gastric cancer treatment guidelines 2018 (ver. 5). Gastric Cancer 24: 1–21.
16. Sung H et al. (2021), Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries, CA Cancer J Clin.