KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT Ở NGƯỜI LỚN BẰNG PHÁC ĐỒ CORTICOSTEROID ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Võ Hoàng Nghĩa *, Mai Huỳnh Ngọc Tân, Nguyễn Như Nghĩa, Phạm Hữu Lý

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị bệnh nhân (BN) hội chứng thận hư (HCTH) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều khó khăn do chưa xác định được thể sang thương giải phẫu bệnh học. Do đó chọn lựa phát đồ điều trị HCTH nguyên phát theo kinh nghiệm khi không sinh thiết thận là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng thận hư nguyên phát ở người lớn tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 36 bệnh nhân HCTH điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 3/2019-3/2021. Kết quả: Nữ chiếm 52,8%, 97,2% BN dưới 60 tuổi. Phù và tiểu bọt chiếm tỷ lệ lần lượt là 100% và 97,2%. Có 77,8% bệnh nhân tiểu đạm >5g/24 giờ. Đa số bệnh nhân có đặc điểm HCTH không thuần tuý với 30,6% tiểu máu đại
thể, 77,8% tăng huyết áp và 27,7% có giảm độ lọc cầu thận <60ml/phút/1,73m 2 da. Sau 8 tuần điều trị có 22,2% BN xét nghiệm đạm niệu 24g âm tính, sau 24 tuần là 77,8%. Tỷ lệ BN đáp ứng hoàn toàn sau 12 tháng theo dõi là 63,9%, đáp ứng không hoàn toàn chiếm 19,4%, còn lại 16,7% bệnh nhân lệ thuộc corticoid hoặc tái phát. Kết luận: Phù và tiểu bọt là 2 triệu chứng lâm sàng chính của bệnh nhân HCTH. Tỷ lệ đáp ứng với phác đồ điều trị corticoid đơn thuần sau 12 tháng theo dõi ở bệnh nhân HCTH người lớn tương đối cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Phan Hải An (2004), “Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng và đánh giá hiệu quả của một số phác đồ điều trị hội chứng thận hư nguyên phát người trưởng thành”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
2. Hà Phan Hải An (2018), “Hội chứng thận hư”, Bệnh học nội khoa, NXB Y Học, Hà Nội, tr.375-384.
3. Bộ Y Tế (2016), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận-tiết niệu”, NXB Y Học, Hà Nội.
4. Nguyễn Bách, Lê Ngọc Trân và Huỳnh Ngọc Linh (2014), “Một số đặc điểm bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 (4), tr.166-171.
5. Ngô Quý Châu (2017), “Triệu chứng học nội khoa”, Tập 1, NXB Y Học, Hà Nội.
6. Châu Ngọc Hoa (2017), “Triệu chứng học nội khoa”, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
7. Hà Hoàng Kiệm (2014), “Hội chứng thận hư”, Thận học lâm sàng, NXB Y Học, Hà Nội, tr.336-342.
8. Huỳnh Ngọc Phương Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Linh (2017), “Hội chứng thận hư”, Bệnh học nội khoa, NXB Y Học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
9. Fernando Nolasc and et al. (1986), “Adult—onset minimal change nephrotic syndrome: A long—term follow—up”, Kidney International, Vol. 29, pp. 1215-1223.
10. Meryl Waldman, R. John Crew, Anthony Valeri et al. (2007), “Adult Minimal-Change Disease: Clinical Characteristics, Treatment, and Outcomes”, Clinical Journal of the American Society of Nephrology, May 2007, 2(3), pp.445-453.
12. Varshney Amit, Gupta Vijay, Sachan Amit and et al. (2015), “Nephrotic Syndrome: ClinicoHistopathological Spectrum in Tertiary Care Hospital of Rohelkhand of U.P (Bareilly)”, Journal of Medical Science and Clinical Research, Vol.3(8), pp.6904-6910.
13. Vishal Golay, Mayuri Trivedi, Anila Abraham Kurien et al. (2013), “Spectrum of Nephrotic Syndrome in adults: Clinicopathological study from a single center in India”, Renal Failure, 35(4), pp.487-491.