NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG ACID URIC MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng acid uric máu dự báo sự tiến triển của bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được tiến hành trên 75 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ nam là 53,3%, nữ là 46,7%, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp là hai tiền sử bệnh thường gặp nhất. Tỷ lệ tăng acid uric máu trong nghiên cứu là 32%. Tiền sử tăng huyết áp, vòng bụng >90cm, BMI≥23Kg/m2, HDL-C<1,4mmol/L có liên quan đến tăng acid uric máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Kết luận: Tăng acid uric máu là thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và liên quan đến tăng huyết áp, béo phì, vòng bụng và nồng độ HDL-C.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường, acid uric
Tài liệu tham khảo
2. Akifumi Kushiyama, Kentaro Tanaka et al (2014), Linking uric acid metabolism to diabetic complications, World J Diabetes, 15(6), pp. 787-795.
3. American Diabetes Association (2020), Standards of Medical Care in Diabetes-2020, The Journal of clinical and applied research and education, 43(1).
4. Hyemein Jeong (2020), Hyperuricemia is Associated with an increased prevalence metabolic syndrome in a general population and a decreased prevalence if diabetes in men, The Korean College of Rheumatology, 27(4).
5. Jia Liu, Lixin Tao et al (2018), Two-year changes in hyperuricemia and risk of diabetes: a five-year prospective cohort study, Journal of Diabetes research.
6. Jiao Wang, Rong-Ping Chen et al (2013), Prevalence and determinants of hyperuricemia in type 2 diabetes mellitus patients with central obesity in Guangdong Province in China, Asia Pac J Clin Nutr, 22(4), pp. 590-598.
7. Kumsa Kene Arersa (2020), Prevalence and Determinants of Hyperuricemia in Type 2 Diabetes Mellitus Patients attending Jimma Medical Center, Southwestern Ethiopia, 2019, Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity: Targets and Therapy, 13, pp. 2059-2067.
8. Qing Xiong (2019), Effect of uric acid on diabetes mellitus and its chronic complications, International Journal of Endocrinology.
9. Shiferaw Bekele Woyesa (2017), Hyperuricemia and metabolic syndrome in type 2 diabetes mellitus patients at Hawassa university comprehensive specialized hospital, SouthWest Ethiopia, BMC Endocrine Disorders, 17.
10. Tran Quang Binh, Pham Tran Phuong et al (2019), First report on association of hyperuricemia with type 2 diabetes in a Vietnamese population, International Journal of Endocrinology.