NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Võ Hoàng Nguyên1,, Đặng Trần Đăng Khoa1, Lâm Gia Mẩn1, Phạm Thanh Hiền2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trung Tâm Y Tế Thành phố Phú Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân suy tim nhập viện, đặc biệt ở những bệnh nhân có rối loạn nhịp thất đi kèm. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được tiến hành trên 58 bệnh nhân suy tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2020. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim cấp là 63,8%. Bệnh nhân suy tim NYHA IV có tỉ lệ rối loạn nhịp thất cao hơn bệnh nhân suy tim NYHA II và NYHA III, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,037. Bệnh nhân có EF < 40% có tỉ lệ rối loạn nhịp thất cao hơn bệnh nhân có EF ≥ 40%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,041. Đạt mục tiêu điều trị chiếm tỉ lệ cao nhất là 88,2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ đạt mục tiêu điều trị và phân độ suy tim NYHA, phân suất tống máu ≥ 40%, điều trị bằng amiodaron với p<0,05. Kết luận: Rối loạn nhịp thất chiếm tỉ lệ cao ở bệnh nhân suy tim cấp và có mối liên quan với phân suất tống máu giảm, phân độ NYHA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trần Xuân An (2014), Nghiên cứu các dạng rối loạn nhịp trên điện tim thông dụng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn nhập viện tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2013 - 2014, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Oanh Oanh (2014), Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất bằng holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân bệnh van hai lá do thấp, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 68, tr.227-233.
3. Thạch Khương (2017), Nghiên cứu tình hình rối loạn nhịp tim bằng holter điện tim 24 giờ và kết quả điều trị rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2016 - 2017, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Hải Nguyên (2015), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Nguyễn Hải Nguyên và Trần Viết An (2015), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm trên Holter điện tâm đồ 24 giờ, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Số 2.
6. Nguyễn Xuân Nhương (2004), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện quân y.
7. Curtis JP (2003), The association of left ventricular ejection fraction, mortality, and cause of death in stable outpatients with heart failure, J Am Coll Cardiol, 42, pp. 736-42.
8. Fang Jing (2008), Heart failure-related hospitalization in the US, 1979 to 2004", Journal of the American College of Cardiology, 52(6), pp. 428-434.
9. Julián Villacastín (2004), Risk Stratification and Prevention of Sudden Death in Patients With Heart Failure, Rev Esp Cardiol, 4;57(8), pp. 768-82.
10. Maskin CS (1984), "High prevalence of nonsustained ventricular tachycardia in severe congestive heart failure", Am Heart J, 107(5), pp. 896-90.
11. Ponikowski (2016), 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failureThe Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC, European heart journal, 37(27), pp. 2129-2200.
12. Saif Anwaruddin (2006), Renal Function, Congestive Heart Failure, and Amino-Terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide Measurement, Journal of the American College of Cardiology, 47, pp. 91-97.
13. Santangeli P (2017), Management of Ventricular Arrhythmias in Patients With Advanced Heart Failure, J Am Coll Cardiol, 69(14).
14. Steven N. Singh (1995), Amiodarone in Patients with Congestive Heart Failure and Asymptomatic Ventricular Arrhythmia, The New England Journal of Medicine, 333(2), pp. 77-82.