NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DỰ ĐOÁN ĐỘNG MẠCH VÀNH THỦ PHẠM BẰNG ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Thúy Quyên1,, Ngô Văn Đức1, Nguyễn Đăng Sơn1, Nguyễn Ngọc Bảo Vy1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim bằng điện tâm đồ giúp bác sĩ tiên đoán được vị trí tổn thương của động mạch vành thủ phạm trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên để có thể xử trí kịp thời. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương, giá trị dự báo âm tính của tiêu chuẩn điện tâm đồ chẩn đoán định vị động mạch vành tổn thương so với kết quả chụp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 52 bệnh nhân nhập viện tại Khoa tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2020. Kết quả: Tỷ lệ nam cao hơn nữ, tăng huyết áp là bệnh nền thường gặp nhất, tổn thương đoạn gần và đoạn xa LAD có độ nhạy là 85,7% và 71,4% còn độ đặc hiệu lần lượt là 66,7% và 50%. Đối với tổn thương RCA đoạn gần và đoạn xa thì độ nhạy là 75% và độ đặc hiệu lần lượt là 83,3% và 75%, tổn thương nhánh mũ động mạch vành trái ghi nhận độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 80% và 66,7%. Kết luận: Điện tâm đồ giúp ích trong việc xác định động mạch vành thủ phạm trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên với độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Kim Bảng (2003), Nghiên cứu khả năng dự đoán vị trí tổn thương động mạch vành bằng điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, Tạp chí Tim mạch học,34, tr.13-17.
2. Bộ Y Tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp, Nhà xuất bản Y học.
3. Điêu Thanh Hùng, Phạm Chí Hiền (2010), Giá trị của điện tâm đồ trong việc tiên đoán động mạch vành thủ phạm ở người bệnh cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp thành dưới có đoạn ST chênh lên, Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang, tr.174-182.
4. Nguyễn Sinh Huy (2021), Nghiên cứu giá trị dự đoán động mạch vành thủ phạm bằng điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, Tạp chí Tim mạch học, 95, tr.165-170.
5. Trần Kim Sơn (2014), Điện tâm đồ ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr.51-68.
6. Abdulla M. Kamal (2018), Electrocardiographic prediction of culprit artery in acute ST- segment elevation myocardial infarction, Menoufia Medical Journal, 31(4).
7. Franz-Josef Neumann, Miguel Sousa-Uva, Anders Ahlsson et al (2018), 2018 ESC/EACTS Guidelines on myocardial revascularization, European Heart Journal, 40(2), pp. 87-165.
8. Kristian Thygesen, Joseph S. Alpert et al (2018), Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction, Journal of the American College of Cardiology, 72(18).
9. Kern J.M (1995), Angiographic Data, Cardiac Catheterization Handbook, Mosby, pp.266-376.
10.Peter J. Zimetbaum, Mark E. Josephson (2003), Use of the Electrocardiogram in Acute Myocardial Infarction, NEJM, 348(10).