TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ DỰ ĐOÁN GIA TĂNG MỨC ĐỘ RỐI LOẠN LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Lý Ngọc Tú, Thạch Thị Bích Ngân, Nguyễn Thái Minh Đạt, Phạm Hoài Hiểu, Lý Thị Lén, Đỗ Thị Diễm Chinh, Nguyễn Thị Minh Thư, Phạm Đình Khá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong đại dịch COVID-19, nhân viên y tế có thể bị rối loạn lo âu nhiều hơn các đối tượng khác trong dân số chung. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ rối loạn lo âu của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong đại dịch COVID-19 và các yếu tố dự đoán làm gia tăng mức độ rối loạn lo âu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang thực hiện tháng 9 năm 2021, 844 Nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng đánh bảng khảo sát trực tuyến về dân số học, các yếu tố liên quan công việc, các yếu tố liên quan cơ quan làm việc, thang điểm đánh giá mức độ rối loạn lo âu (BWS-Brief Worry Scale). Kết quả: 836 (99%) nhân viên y tế tham gia nghiên cứu khi được mời. Mức độ rối loạn lo âu được báo cáo là thấp (<10 điểm) (28,8%; n=241), trung bình (10-15 điểm) (13%; n=109) và cao (>15 điểm) (58,1%; n=486). Một số yếu tố dự đoán gia tăng mức độ rối loạn lo âu của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong đại dịch COVID-19 gồm: có tiền sử rối loạn lo âu trước năm 2021 (p=0,05), có người thân là người già (p=0,03), có người thân là người có bệnh mãn tính (p=0,041), có đồng nghiệp, bạn bè hoặc thành viên gia đình đã được chẩn đoán COVID-19 (p=0,005), lo lắng vì thiếu kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn (p<0,001). Kết luận: Nghiên cứu này là mới nhất được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng để đánh giá mức độ rối loạn lo âu của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19. Khoảng 71,1% Nhân viên y tế đã trả lời cho biết mức độ rối loạn lo âu trung bình và cao. Cần xem xét hỗ trợ cho các nhóm nguy cơ cao sự hỗ trợ tâm lý nhiều hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aasa O. (2016), “Analyses and methods for Likert scale data”.
2. Alenazi T.H., BinDhim N.F., et al. (2020), “Prevalence and predictors of anxiety among healthcare workers in Saudi Arabia during the COVID-19 pandemic”, Journal of Infection and Public Health, 13(11), pp.1645-1651.
3. Cai W., Lian B., et al. (2020), “A cross-sectional study on mental health among health care workers during the outbreak of Corona Virus Disease 2019”, Asian Journal of Psychiatry, 51, pp.102111.
4. Chan A.O.M., Huak C.Y. (2004), “Psychological impact of the 2003 severe acute respiratory syndrome outbreak on health care workers in a medium size regional general hospital in Singapore”, Occupational Medicine, 54(3), pp.190-196.
5. Cheng P., Xia G., et al. (2020), “COVID-19 epidemic peer support and crisis intervention via social media, Community Mental Health Journal, 56(5), pp.786-792.
6. Jensen J.D., Bernat J.K., et al. (2010), “Dispositional cancer worry: convergent, divergent, and predictive validity of existing scales”,28, pp.470-489.
7. Jensen J.D., Yale R.N., et al. (2015), “Confirming the two factor model of dispositional cancer worry”, Psycho-oncology (Chichester, England), 24(6), pp.732-735.
8. Nickell L.A., Crighton E.J., et al. (2004), “Psychosocial effects of SARS on hospital staff: survey of a large tertiary care institution”, 170(5), pp.793-798.
9. Raoofi S., Pashazadeh K.F., et al. (2021), “Anxiety during the COVID-19 pandemic in hospital staff: systematic review plus meta-analysis”.
10.Temsah M.H., Al-Sohime F., et al. (2020), “The psychological impact of COVID-19 pandemic on health care workers in a MERS-CoV endemic country”, Journal of Infection and Public Health, 13(6), pp.877-882.
11.Zhang S.X., Sun S., et al. (2020), “Developing and testing a measure of COVID-19 organizational support of healthcare workers – results from Peru, Ecuador, and Bolivia”, Psychiatry Research, 291, pp.113174.