TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ KẾT CỤC THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA SẢN NHI SÓC TRĂNG

Lâm Đức Tâm1,, Trần Khánh Nga1, Đoàn Thanh Điền1, Lê Thị Gái1, Lê Thị Nhân Duyên1, Trương Quỳnh Trang1, Nguyễn Thị Mỹ Hà2, Dương Thị Hoàng Yến2, Trần Thu Hận2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một rối loạn chuyển hóa có xu hướng ngày càng nhiu tại Việt Nam. Đái tháo đường thai kỳ làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và thai nhi trong và sau sinh. Chẩn đoán sớm đái tháo đường thai kỳ làm giảm biến chứng lên mẹ và thai nhi. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và đánh giá kết cục thai kỳ tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 1360 thai phụ đơn thai từ 24-28 tuần đến khám thai tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng từ tháng 11/2019 đến tháng 11/2020. Tất cả thai phụ có làm xét nghiệm dung nạp Glucose 75 gam theo tiêu chí chẩn đoán của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2019. Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ của thai phụ là 26,4% (359/1360). Có 93,8% (289/308) kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu bằng phương pháp tiết chế và 6,2% (19/308) đường huyết đạt mục tiêu điều trị với insulin phối hợp với tiết chế. Tuổi thai khi kết thúc thai kỳ từ 32 - <37 tuần là 22,1% (68/308) và ≥37 tuần là 77,9% (240/308). Biến chứng mẹ: Đa ối 1,0% (3/308), tiền sản giật 3,6% (11/308), suy thai trong chuyển dạ 28,6% (88/308). Biến chứng con: Sinh non 22,1% (68/308), cân nặng ≥4000g là 9,7% (30/308), ngạt nặng theo Apgar 1 phút là 1,0% (3/308) và theo Apgar 5 phút là 0,7% (2/308), hạ đường huyết sau sinh là 3,2% (10/308), vàng da 11,4% (35/308) và không có tử vong chu sinh. Kết luận: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ khá cao.Đái tháo đường thai kỳ cần được quan tâm hơn để có thể phát hiện sớm, từ đó có kế hoạch chăm sóc để giảm nguy cơ cho mẹ và con.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Đái tháo đường thai kỳ, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr. 134 - 135.
2. Bộ Y tế (2018), Đại cương đái tháo đường thai kỳ - Tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ - Quản lý đái tháo đường thai kỳ, Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ, tr. 1 - 23.
3. Huỳnh Ngọc Duyên (2018), Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23(2), tr. 95 - 100.
4. Trần Thùy Linh (2011), Thái độ xử trí sản khoa đối với sản phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 74(3), tr. 66-71.
5. Vũ Bích Nga (2008), Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố nguy cơ của các sản phụ được quản lý thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Tạp Chí Thông tin Y Dược, 10(1), tr. 21-24.
6. Châu Hoàng Sinh (2018), Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018, Hội nghị Khoa Học Công Nghệ - Bệnh viện Quận Thủ Đức lần IV, trang 342 – 348.
7. Lê Thị Thanh Tâm (2017), Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở sản phụ đái tháo đường thai kỳ, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, trang 54 - 80.
8. Nguyễn Thị Phương Yến (2018), Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM.
9. AADE (2018), Gestational Diabetes Mellitus, AADE Practice paper, pp. 1-8.
10. ACOG (2016), Fetal Marcosomia, ACOG Practice Guidelines, Bulletin 173(1), pp. 1 - 15.
11. ADA (2019), Standards of medical care in diabetes, Diabetes Care, 37(1), pp. 11 - 34.
12. Al-Rifai R.H. (2018), Prevalence of type 2 diabetes, prediabetes, and gestational diabetes mellitus in women of childbearing age in Middle East and North Africa, 2000–2017: Protocol for two systematic reviews and meta-analyses, Al-Rifai and Aziz Systematic Reviews, 7(96), pp. 1 - 7.