KẾT QUẢ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN NGHI NGỜ BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐỘT QUỴ TIM MẠCH CẦN THƠ NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) động mạch vành có dùng thuốc cản quang đang là một phương pháp ưu thế trong chẩn đoán hẹp động mạch vành và tương đối phổ biến hiện nay. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính 128 dãy động mạch vành ở ở bệnh nhân nghi ngờ bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tại Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ và đánh giá mối liên quan giữa tổn thương động mạch vành với một số yếu tố nguy cơ và bệnh lý sẵn có. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân nghi ngờ bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính nhập Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ đã được chụp cắt lớp vi tính 128 dãy động mạch vành từ 01/06/2020 đến 31/12/2020. Kết quả: Tỷ lệ hẹp mạch vành 83,3%, không hẹp 16,7%. Nhánh liên thất trước (LAD) có tỷ lệ hẹp cao nhất 80,7%. Nhóm bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ hẹp mạch vành cao hơn nhóm bệnh không tăng huyết áp (p=0,024). Nhóm bệnh nhân đái tháo đường có tỷ lệ hẹp ba nhánh đều cao hơn nhóm bệnh nhân không mắc đái tháo đường (p<0,0005). Nhóm bệnh nhân kết hợp tăng huyết áp và đái tháo đường có tỷ lệ hẹp mạch vành cao hơn so với nhóm bệnh không mắc đồng thời hai bệnh lý trên với p=0,032. Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có dùng thuốc cản quang đang là một phương pháp ưu thế trong chẩn đoán hẹp động mạch vành ở bệnh nhân nghi ngờ bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh tim thiếu máu cục bộ, cắt lớp vi tính động mạch vành, bệnh mạch vành mạn
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Kim Chi, Nguyễn Lân Việt, Phạm Minh Thông (2010), “Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp 64 dãy trong đánh giá các tổn thương của động mạnh vành“, Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam, pp. tr. 1-10.
3. Nguyễn Khắc Linh, Ngô Văn Tuấn “ Bước đầu đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại BVĐK Quảng ninh từ tháng 2/016 – 9/016”, Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam, pp. tr. 18-28.
4. Nguyễn Thượng Nghĩa (2010), “Giá trị của một số phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành so với chụp động mạch vành cản quang”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.
5. Phạm Thị Hồng Thi, Nguyễn Thị Thanh Loan (2014),“Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ tim mạch cao bằng chụp CLVT 256 dãy”, Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam, tr. 30-37.
6. Chu Văn Vinh, Vũ Long Tuyền (2018), “Kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành,trên bệnh nhân bệnh mạch vành nghi ngờ, tại Bệnh viện đa khoa Hoà hảo Medic Cần thơ năm 2018”.
7. Achenbach S., Feyter P.J.D. (2010), “Cardiac CT and Detection of Coronary Artery Disease”, The ESC Textbook of Cardiovascular Imaging, Pringer, pp. 267-286.
8. Budoff M.J., Mayrhofer T., Ferencik M. Cardiac CT and Detection of Coronary Artery Disease, JAMA Cardiol 3:157-159.
9. Knuuti J, et al. (2019), ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes. European Heart Journal (2019); 00: 1-71. doi:10.1093/eurheartj/ehz425.
10. Patrick J. Scanlon, David P. Faxon. Et al, (2003), ACC/AHA Guidelines for Coronary Angiography: Executive Summary and Recommendations. A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Committee on Coronary Angiography) Developed in collaboration with the Society for Cardiac Angiography and Interventions.