TÌNH HÌNH GAN NHIỄM MỠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁN BỘ DO BAN BẢO VỆ SỨC KHỎE TỈNH ỦY SÓC TRĂNG QUẢN LÝ NĂM 2020-2021

Phạm Cao Trí1,, Trần Ngọc Dung2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Gan nhiễm mỡ là bệnh lý gan thường gặp trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, là nguy cơ dẫn đến các bệnh lý mạn tính khác. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ gan nhiễm mỡ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở cán bộ được Ban bảo vệ sức khỏe Tỉnh Ủy Tỉnh Sóc Trăng quản lý năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 990 cán bộ được quản lý tại Ban bảo vệ sức khỏe Tỉnh Ủy Sóc Trăng qua khám sức khỏe định kỳ tại khoa Khám, bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng từ tháng 5/2020 đến tháng 2/2021. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ qua siêu âm bụng theo tiêu chuẩn của Hagen-Ansert. Xử lý số liệu bằng SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ gan nhiễm mỡ chiếm 15,8% (156/990 cán bộ). Trong đó, tỷ lệ gan nhiễm mỡ độ I chiếm 40,4%; độ II chiếm 41,0% và độ III chiếm 18,6%. Nghiên cứu ghi nhận 5 yếu tố liên quan đến gan nhiễm mỡ là giới, học vấn, thừa cân béo phì, béo bụng, hội chứng chuyển hóa với p<0,001. Kết luận: Tỷ lệ gan nhiễm mỡ ở cán bộ thuộc Ban bảo vệ sức khỏe quản lý  khá cao (15,8%), cần tăng cường kiểm tra phát hiện sớm gan nhiễm mỡ ở đối tượng này để có biện pháp dự phòng và can thiệp phù hợp.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng (2019), Báo cáo công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2019, Kế hoạch năm 2020.
2. Lê Đệ (2016), Nghiên cứu tình hình, mức độ, đặc điểm cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ tại bệnh viện trường đại học y dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệm bác sỹ đa khoa trường đại học y dược Cần Thơ
3. Phạm Hồng Phương (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu, Luận án tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
4. Huỳnh Kim Phượng (2017), “Tương quan giữa gan nhiễm mỡ với hội chứng chuyển hóa và tăng acid uric máu”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 21 (5), tr. 211-218.
5. Amarapurkar, Deepak N., Hashimoto, E., Lesmana, Laurentius A. et al. (2007), "How common is non-alcoholic fatty liver disease in the Asia– Pacific region and are there local differences?", Journal of Gastroenterology and Hepatology. 22(6), pp. 788-93.
6. Chalasani, N., Younossi, Z., Lavine, J.E. et al. (2012), "The diagnosis and management of non-alcoholic fatty liver disease: practice guideline by the American Gastroenterological
Association, American Association for the Study of Liver Diseases, and American College
of Gastroenterology", Gastroenterology. 142(7), pp. 1592-609
7. Chitturi, S., Farrell, Geoffrey C., Hashimoto, E. et al. (2007), "Nonalcoholic fatty liver disease in the Asia–Pacific region: Definitions and overview of proposed guidelines", Journal of Gastroenterology and Hepatology. 22(6), pp. 778-87.
8. Lewis JR., Mohanty SR. (2010), "Nonalcoholic Fatty Liver Disease: A Review and Update", Digestive Diseases and Sciences. 55(3), pp. 560-78.
9. Sun, L. and Lu, S. Z. (2011), "Association between non-alcoholic fatty liver disease and coronary artery disease severity", Chin Med J (Engl). 124(6), pp. 867-72.
10. Wong, Vincent W-S., Wong, Grace L-H., Yip, Gabriel W-K. et al. (2011), "Coronary artery disease and cardiovascular outcomes in patients with non-alcoholic fatty liver disease", Gut. 60(12), pp. 1721-27.
11. Zhu, J. Z., Hansen, K.H., Wan, X.Y. et al. (2016), "Clinical guidelines of non-alcoholic fatty liver disease: A systematic review", World J Gastroenterol. 22(36), pp. 8226-33.
12. Sur G (2015), “Is the non-Alcolic fatty liver disease part of metabolic syndrome?”, diabetes & Metabolism, Vol 6 (4), 1000526.
13. Yang KC (2016), “Association of non-alcoholic fatty liver disease with metabilic syndrome independently of central obesity and insulin resistance”, Scientific reports, 627034.