NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, BIẾN CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH SỞI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Phan Đặng Trang Đài1,, Nguyễn Ngọc Rạng1, Nguyễn Thị Thu Ba 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp do virus sởi. Bệnh thường diễn biến lành tính với biểu hiện thường gặp là sốt, viêm long hô hấp, tiêu hóa, kết mạc mắt và phát ban theo trình tự sau đó ban bay và hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên đã có nhiều trường hợp biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm não … thậm chí tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng thường gặp và một số yếu tố liên quan đến biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 158 trẻ được chẩn đoán sởi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019-2021. Kết quả: có 158 trẻ được chẩn đoán xác định sởi, trong số đó trẻ dưới 12 tháng tuổi chiếm 45%. Tỉ lệ nam:nữ là 1,5:1. Trẻ chưa chủng ngừa chiếm 79,7%. Tất cả trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi đều có sốt và phát ban. 57% trẻ có dấu Koplik. 24,7% có giảm bạch cầu. Tỉ lệ sởi có biến chứng là 45,6%. Hai biến chứng hay gặp là viêm phổi (20,9%) và tiêu chảy (20,9%). Kết luận: Bệnh sởi thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đa số chưa tiêm ngừa. Tất cả trẻ đều có sốt và phát ban. Viêm phổi và tiêu chảy là biến chứng thường gặp nhất. Tuổi nhỏ, không chủng ngừa, suy dinh dưỡng, bạch cầu và CRP tăng là  các  yếu tố có liên quan với biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Thu Hà, Đỗ Văn Dũng (2004), “Đặc điểm lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em TP Hồ Chí Minh sau khi thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
8 (1), tr. 6 – 8.
2. Đặng Thị Thanh Huyền, Dương Thị Hồng (2016), “Một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh sởi tại Việt Nam năm 2013 – 2014”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 16, 4 (177), tr. 98.
3. Phan Văn Năm (2004), “Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng bệnh sởi ở khoa nhi BVĐK Vĩnh Long, 2001 – 2002”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 8 (1), tr. 26 – 32.
4. Trần Thị Minh Nguyệt (2015), “Đặc điểm bệnh sởi ở trẻ em điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 19 (3), tr. 75 – 80.
5. Nguyễn Duy Phong (2006), "Bệnh sởi", Bệnh truyền nhiễm, tr. 274 – 281.
6. Đinh Thị Diễm Thúy (2010), “Kiến thức phòng ngừa bệnh sởi của thân nhân tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010”, Hội nghị khoa học kỹ thuật điều dưỡng mở rộng BV Nhi Đồng 2 – lần V, tr.35 – 41.
7. Bùi Vũ Huy (2011), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em tại BV Nhi Trung ương trong 2 năm 2009 – 2010”, Tạp chí Y học dự phòng, 3 (121), tr.45 – 50.
8. Maria Gianniki, et al (2021), “Measles epidemic in pediatric population in Greece during 2017 – 2018: Epidemiological, clinical characteristics and outcomes”, PLoS One, 16 (1). 9. Gregory Hussey (2008), “Measles”, Nutrition and Health in Developing Countries, pp. 163-176.
10. Ilyas M, et al (2020), “The Resurgence of Measles Infection and its Associated Complications in Early Childhood at a Tertiary Care Hospital in Peshawar, Pakistan”, Polish Journal of Microbiology, 69 (2), pp. 177 – 184.
11. Tatang K Samsi, et al (1992), “Risk factors for severe measles”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 23 (3), pp. 497 – 503.
12. Anis-ur-Rehman, Siddiqui TS , Idris M (2008), "Clinical outcome in measles patients hospitalized with complications.", J Ayub Med Coll Abbottabad. , 20 (2), pp. 14 – 16.
13. Saleem AF, Zaidi A, Ahmed A, (2009): “Measles in children younger than 9 months in Pakistan”, Indian Pediatr, 46 (11), pp. 1009 – 1012.
14. Vikram Naga Vemula, et al (2014), “Risk factors and clinical profile of measles infection in children in Singapore”, Infection, Disease & Health, 21(4), pp. 192 – 196.