MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐƯỜNG KÍNH TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI TRÊN SIÊU ÂM VÀ ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM Ở BỆNH NHÂN SỐC

Trần Nguyễn Trọng Phú1,, Phạm Thu Thùy1, Lê Hồ Bảo Châu2, Dương Thiện Phước3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Y Tế huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sốc là tình trạng rối loạn huyết động nghiêm trọng thường gặp ở bệnh nhân nguy kịch, đòi hỏi các biện pháp đánh giá dịch nhanh để hướng dẫn điều trị. Bên cạnh áp lực tĩnh mạch trung tâm, đường kính tĩnh mạch chủ dưới trên siêu âm là một phương pháp đánh giá tình trạng dịch không xâm lấn, có ích trên bệnh nhân sốc. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các chỉ số đường kính tĩnh mạch chủ dưới siêu âm và áp lực tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân sốc, đồng thời khảo sát mối tương quan giữa đường kính tĩnh mạch chủ dưới trên siêu âm và áp lực tĩnh mạch trung tâm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 53 bệnh nhân sốc từ tháng 3/2020-3/2021 tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: Có 84,9% bệnh nhân thở máy. 49,1% bệnh nhân có CVP lớn hơn 12cmH2O, 15,1% dưới 8cmH2O Áp lực tĩnh mạch trung tâm trung bình =13,6±6,21cmH2O. Trung bình đường kính tĩnh mạch chủ dưới lớn nhất là 17,0±3,92mm, nhỏ nhất 13,8±4,70mm. Chỉ số xẹp tĩnh mạch chủ dưới trung bình CI-IVCD% là 20,2±15,73%. Các chỉ số đường kính tĩnh mạch chủ dưới lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình đều có mối tương quan thuận với CVP, p<0,001. Chỉ số xẹp tĩnh mạch chủ dưới CI-IVCD% có mối tương quan nghịch với CVP, p=0,008. Chỉ số xẹp tĩnh mạch chủ dưới có giá trị tốt nhất để dự đoán mức CVP dưới 8 cmH2O trong số các chỉ số đo trên siêu âm tĩnh mạch chủ dưới, với AUC=0,836; p<0,003. Kết luận: đường kính tĩnh mạch chủ dưới đo bằng siêu âm có mối tương quan tốt với CVP, trong đó chỉ số xẹp tĩnh mạch chủ dưới có giá trị tốt nhất để dự đoán tình trạng thiếu dịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Hữu Thiện Biên (2020), "Tiếp cận bệnh nhân sốc", Hồi sức - Cấp cứu Chống độc, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 29-37.
2. Phạm Ngọc Kiếu, Nguyễn Huỳnh Bích Phượng và Hồ Thanh Nhân (2016), "Tương quan giữa đường kính tĩnh mạch chủ dưới đo bằng siêu âm với áp lực tĩnh mạch trung tâm", Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang (10/2016), tr. 1-8.
3. Lê Văn Tuấn và Nguyễn Anh Vũ (2018), "Nghiên cứu đường kính tĩnh mạch chủ dưới trên siêu âm và áp lực tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân sốc", Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 8(2).
4. Aydin, SA et al. (2015), "Is there a relationship between the diameter of the inferior vena cava and hemodynamic parameters in critically ill patients?", Nigerian journal of clinical practice. 18(6), pp. 810-813.
5. Barbier, Christophe et al. (2004), "Respiratory changes in inferior vena cava diameter are helpful in predicting fluid responsiveness in ventilated septic patients", Intensive care medicine. 30(9), pp. 1740-1746.
6. De Backer, Daniel và Vincent, Jean-Louis %J Critical Care (2018), "Should we measure the central venous pressure to guide fluid management? Ten answers to 10 questions", Critical Care. 22(1), pp. 1-6.
7. Khalil, Amir, Khan, Aslam và Hayat, Arshad %J Pakistan Armed Forces Medical Journal (2015), "Correlation of inferior vena cava (IVC) diameter and central venous pressure (CVP) for fluid monitoring in ICU", Pakistan Armed Forces Medical Journal. 65(2), pp. 235-238.
8. Kislitsina, Olga N et al. (2019), "Shock–Classification and Pathophysiological Principles of Therapeutics", Current cardiology reviews. 15(2), pp. 102-113.
9. Levitov, Alexander et al. (2016), "Guidelines for the appropriate use of bedside general and cardiac ultrasonography in the evaluation of critically ill patients—part II: cardiac ultrasonography", Critical care medicine. 44(6), pp. 1206-1227.
10. Thanakitcharu, Prasert, Charoenwut, Marisa và Siriwiwatanakul, Napha %J J Med Assoc Thai (2013), "Inferior vena cava diameter and collapsibility index: a practical non-invasive evaluation of intravascular fluid volume in critically-ill patients", J Med Assoc Thai. 96(Suppl 3), pp. S14-22.
11. Worapratya, Panita et al. (2014), "Correlation of caval index, inferior vena cava diameter, and central venous pressure in shock patients in the emergency room", Open access emergency medicine: OAEM. 6, pp. 57.