ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG SINH LÀNH TÍNH TIỀN LIỆT TUYẾN BẰNG HỆ THỐNG SIÊU ÂM HỘI TỤ CƯỜNG ĐỘ CAO TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Thanh Bình1,, Đàm Văn Cương 1
1 Trường đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở nam giới, gây ra rối loạn đường tiểu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay, siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU) là bước đột phá mới trong điều trị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, ít xâm lấn và khá an toàn. Tại Cần Thơ, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến bằng hệ thống siêu âm hội tụ cường độ cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đây là một nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang, có 35 bệnh nhân mắc tăng sản lành tính tuyến tiền liệt  được điều trị bằng HIFU tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 3/2019 đến tháng 7/2021. Kết quả: Có 35 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 70,5±11,2 tuổi. Điểm IPSS trung bình là 23,7±5,8. Điểm QoL là 3,9±0,9. Thể tích tuyến tiền liệt trung bình là 48±21,8ml. Sau điều trị 1 tháng, có sự cải thiện điểm IPSS (23,7 giảm còn 21,6 điểm) và QoL (3,9 giảm còn 3,4 điểm) so với trước điều trị. Tốc độ dòng chảy cực đại tăng lên so với trước điều trị. Kết quả điều trị tốt và khá chiếm 80%. Kết luận: HIFU là phương pháp điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt an toàn, hiệu quả với xâm lấn tối thiểu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tiết Niệu-Thận Học Việt Nam (2019), "Hướng dẫn xử trí tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Lê Quang Trung, Nguyễn Văn Đối, Phạm Việt Mỹ, Lê Thanh Bình, Đàm Văn Cương (2019), "Kết quả điều trị 80 trường hợp rối loạn đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng hệ thống siêu âm hội tụ cường độ cao tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 22-25, tr. 342-348.
3. Ebert T, Miller S, Graefen M, Saddeler D, Schmitz-Dräger B, Ackermann R (1995 ), "Highintensity focused ultrasound (HIFU) in the treatment of benign prostatic hyperplasia (BPH)", Keio J Med, 44(4), pp. 146-9. doi: 10.2302/kjm.44.146.
4. Kok Bin Lim (2017), "Epidemiology of clinical benign prostati hyperplasia", Asian Journal of Urology, 4, pp. 148-151.
5. Stephan Madersbacher, Martin Susani, Christian Kratzik, Michael Marberger (1994), "Tissue ablation in benign prostatic hyperplasia with high intensity focused ultrasound", The journal of urology, 152, pp. 1956-1961.
6. Stephan Madersbacher, Bob Djavan, Georg Schatzl, Thomas Stulnig, Michael Marberger (2000), "Long-term outcome of transrectal highintensity focused ultrasound therapy for benign prostatic hyperplasia", Eur Urol, 37, pp. 687-694.
7. Mulligan ED, Mulvin D Lynch TH, Greene D, Smith JM, Fitzpatrick JM. (1997 ), "Highintensity focused ultrasound in the treatment of benign prostatic hyperplasia", Br J Urol, 79(2), pp. 177-180. doi: 10.1046/j.1464-410x.1997.03286.x. PMID: 9052466.
8. Toyoaki Uchida, Hisataka Kyunou, Masatoshi Muramoto, Masatsugu Iwamura, Shin Egawa, Ken Koshiba (1998), "Clinical outcome of high-intensity focused ultrasound for treating benign prostatic hyperplasia: Preliminary report", Adult urology, 52(1), pp. 66-71.