ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ Ở THAI PHỤ TỪ TAM CÁ NGUYỆT THỨ HAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA SẢN NHI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ là một trong những nguyên nhân chính của tử suất và bệnh suất ở mẹ và trẻ sơ sinh, vẫn còn là vấn đề khó giải quyết và không dự phòng được. Quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị sớm tình trạng tăng huyết áp thai kỳ có ý nghĩa quan trọng trong dự phòng biến chứng cho mẹ và thai. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả quản lý và kết cục thai kỳ ở thai phụ có rối loạn tăng huyết áp thai kỳ từ tam cá nguyệt thứ hai tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có can thiệp trên 50 trường hợp rối loạn tăng huyết áp thai kỳ quản lý thai tại phòng khám Sản. Kết quả: Các trường hợp rối loạn THA thai kỳ được quản lý gồm: 66% THA thai kỳ, 14% TSG chưa dấu hiệu nặng, 12% THA mạn và 8% TSG trên nền THA mạn. Tuổi thai lúc chấm dứt thai kỳ đủ tháng ≥37 tuần là 82%. Kiểm soát huyết áp tốt chiếm 80%. 22% trường hợp có biến chứng: 22% tăng huyết áp trầm trọng, 10% thai chậm tăng trưởng trong tử cung, còn lại là các biến chứng như hội chứng HELLP (2%), phù phổi (4%), suy chức năng gan (2%) hoặc nhau bong non (2%). Kết cục ở trẻ sơ sinh: 18% sơ sinh non tháng, 2% suy hô hấp lúc sinh, 14% sơ sinh nhập khoa HSTCCĐ Nhi và 2% trẻ sơ sinh tử vong chu sinh. Đánh giá sức khỏe của sản phụ và sơ sinh đến 6 tuần đầu sau sinh có 90% trường hợp huyết áp trở về bình thường và 98% trẻ có sức khỏe tốt. Kết luận: Quản lý thai nghén đối với rối loạn THA thai kỳ có thể kiểm soát huyết áp tốt, duy trì tuổi thai đến đủ tháng, biến chứng xảy ra có liên quan đến độ nặng của bệnh lý này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, yếu tố nguy cơ, quản lý thai nghén
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Văn Tài (2004), "Nhiễm độc thai nghén và những biến chứng gây ra cho sản phụ và trẻ sơ sinh", Tạp chí Y dược Quân sự, số 2/2004, tr.107-110.
3. Barbosa I. R., Silva W. B., Cerqueira G. S., et al. (2015), "Maternal and fetal outcome in women with hypertensive disorders of pregnancy: the impact of prenatal care", Ther Adv Cardiovasc Dis, 9 (4), pp.140-146.
4. Berhe A. K., Kassa G. M., Fekadu G. A., et al. (2018), "Prevalence of hypertensive disorders of pregnancy in Ethiopia: a systemic review and meta-analysis", BMC Pregnancy Childbirth, 18 (1), pp.34.
5. Berhe A. K., Ilesanmi A. O., Aimakhu C. O., et al. (2019), "Effect of pregnancy induced hypertension on adverse perinatal outcomes in Tigray regional state, Ethiopia: a prospective cohort study", BMC Pregnancy Childbirth, 20 (1), pp.7.
6. Dassah, E.T., et al. (2019), “Maternal and perinatal outcomes among women with hypertensive disorders in pregnancy in Kumasi, Ghana”, PLoS One, 4 (10), pp.0223478.
7. Easterling T., Mundle S., Bracken H., et al. (2019), "Oral antihypertensive regimens (nifedipine retard, labetalol, and methyldopa) for management of severe hypertension in pregnancy: an open-label, randomised controlled trial", Lancet, 394 (10203), pp.1011-1021.
8. Hinkosa L., Tamene A. and Gebeyehu N. (2020), "Risk factors associated with hypertensive disorders in pregnancy in Nekemte referral hospital, from July 2015 to June 2017, Ethiopia: case-control study", BMC Pregnancy Childbirth, 20 (1), pp.16.
9. Kattah A. G. and Garovic V. D. (2013), "The management of hypertension in pregnancy", Adv Chronic Kidney Dis, 20 (3), pp.229-239.
10. Yucesoy G., Ozkan S., Bodur H., et al. (2005), "Maternal and perinatal outcome in pregnancies complicated with hypertensive disorder of pregnancy: a seven year experience of a tertiary care center", Arch Gynecol Obstet, 273 (1), pp.43-49.