NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021

Trần Văn Ngọt1,, Võ Huỳnh Trang2, Trần Thị Tuyết Phụng2
1 Trung tâm Y tế huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phòng ngừa tay chân miệng không chỉ là nhiệm vụ của bà mẹ mà cần phải có sự đóng góp của các giáo viên giảng dạy mẫu giáo vì hầu hết các ca bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và đang đi học. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống bệnh tay chân miệng của giáo viên ở các trường mẫu giáo huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là giáo viên đang công tác tại các trường mẫu giáo của huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021, thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Đánh giá tỷ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng về phòng bệnh tay chân miệng của tất cả giáo viên mẫu giáo huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức đúng 30%, thái độ đúng 60,3%, thực hành đúng 17,5%. Kết luận: Năm 2020 tỷ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng của giáo viên mẫu giáo còn thấp. Công tác truyền thông phòng chống bệnh tay chân miệng cho giáo viên mẫu giáo sẽ có hiệu quả, đáp ứng được công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng ở trường học hàng năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Kim Ánh, Đỗ Thị Thùy Chi và Lưu Thị Hồng (2013), "Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của giáo viên ở các trường mầm non tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình, năm 2013", Tạp chí Y tế Công cộng, 31(4/2014), tr.29-34.
2. Trần Đình Bình (2015), "Coxsackievirus và bệnh tay chân miệng", Bộ môn Vi sinh vật Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Bộ Y Tế (2012), Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng, Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Đông và Hà Văn Như (2011), "Tổng quan về đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng chống bệnh tay - chân - miệng", Tạp chí Y học Thực hành, 798 (12/2011), tr.81-85. 5. Nguyễn Kim Thư (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các căn nguyên vi rút gây bệnh tay chân miệng tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Truyền nhiễm và các bệnh Nhiệt Đới Trường Đại học Y dược Hà Nội, Hà Nội.
6. Lý Đức Trung, Vũ Thị Thúy và Nguyễn Thị Như (2016), "Kiến thức, thực hành và sự tiếp cận các phương tiện truyền thông trong phòng chống bệnh tay chân miệng của giáo viên mầm non tại Phan Thiết, Bình Thuận năm 2016", Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh Bình Thuận.
7. H. Yaqing, Z. Wenping, Y. Zhiyi, et al. (2012, "Detection of human enterovirus 71 reverse transcription loop-mediated isothermal amplification (RT-LAMP)", Sfam Journal, pp.233-239. 8. Li Qi, Wenge Tang, Han Zhao, et al. (2017), Epidemiological characteristics and SpatialTemporal Distribution of Hand, Foot, and Mouth Disease in Chongqing, China, 2009-2016, Received: 22 December 2017/Received: 22 January 2018/Acepted: 24 January 2018/ Published: 5 February 2018.
9. Peter C. McMinn (2002), "An overview of the evolution of enterovirus 71 and its clinical and public health significance", Elsevier, 26 (2002), pp.91-107.
10. Phan Van Tu, Nguyen Thi Thanh Thao, David Perera, et al. (2007), "Epidemiologic and virologic investigation of hand, foot, and mouth disease, southern vietnam, 2005", Emerging Infectous Diseases, 13 (11), pp.1733-1741.