KHẢO SÁT NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ MỞ VÙNG BỤNG TẠI KHOA NGOẠI TỔNG QUÁT BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Nguyễn Thanh Quân1,, Lê Kim Tha1, Nguyễn Thị Hồng Thủy 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp. Mặc dù đã có những cải tiến trong dự phòng, nhưng tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ vẫn còn cao, làm tăng tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, yếu tố liên quan và kết quả chăm sóc nhiễm trùng vết mổ mở ở bệnh nhân phẫu thuật vùng bụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, thực hiện trong thời gian từ 02/2020 đến 02/2021. Các biến số nghiên cứu bao gồm: Tuổi, giới, BMI, ASA, bệnh kèm theo, kháng sinh trước mổ, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ, thay băng sau mổ, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng sau mổ. Kết quả: Có tổng cộng 167 bệnh nhân được mổ mở vùng bụng: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 8,98%. Nhiễm khuẩn mổ tắc ruột, k đại trực tràng:12,68%, nhiễm khuẩn trong mổ cấp cứu: 21,43 %, mổ phiên: 4,8%, nhiễm khuẩn vết mổ nhóm tuổi >60 chiếm 10,2 %, người có bệnh kèm theo nhiễm khuẩn vết mổ: 12,82%, ASA>=3 nhiễm khuẩn vết mổ: 16,07%. Có sử dụng kháng sinh dự phòng với tỷ lệ là: 4,59% thời gian phẫu thuật >=120 phút có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 4,1%. Vết mổ bẩn nhiễm khuẩn: 28%. 94,61% người bệnh thay băng hàng ngày, hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau mổ chiếm 79,04 %, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng sau mổ chiếm 88,62%, 100% bệnh nhân được thực hiện thuốc đầy đủ. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ mở vùng bụng là 8,98%, mổ cấp cứu nhiễm khuẩn nhiều hơn mổ phiên, mổ tắc ruột, k đại tràng nhiễm khuẩn cao nhất, có sử dụng kháng sinh trước mổ thì tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp hơn không sử dụng, người bệnh được thay băng và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐBYT ngày 02/3/2015, Bộ Y tế, Hà Nội.
2. Hoàng Doãn Cảnh, Vũ Lê Ngọc Lân, Uông Nguyễn Đức Ninh và cộng sự (2014), Tình hình kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa phân lập được trên bệnh phẩm tại viện Pasteur, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (61), tr.156-163.
3. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự (2014), Tỷ lệ mắc mới, tác nhân, chi phí điều trị và yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, tr.23-29.
4. Trần Đỗ Hùng, Dương Văn Hoanh (2013), Nghiên cứu về tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật tại khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y học thực hành, 869 (5), tr.131-134.
5. Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Lê Bá Nguyên và cộng sự (2013), Tỷ lệ, phân bố, các
yếu tố liên quan và tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012, Tạp chí Y học thực hành, 869 (5), tr.167-169.
6. Thái Phan Phượng Loan (2012), Khảo sát nhiễm trùng vết mổ vùng bụng tại khoa ngoại tổng quát Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y học thực hành, 869, 5, tr.131134.
7. Bùi Thị Tú Quyên, Trương Văn Dũng (2013), Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại khoa Ngoại, Sản Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc năm 2012, Tạp chí Y tế công cộng, 27 (27), tr.54-60.
8. Tống Vĩnh Phú (2007), đánh giá thực trạng và căn nguyên gây nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, kỷ yếu nghiên cứu khoa học điều dưỡng, tr.270276.
9. Nguyễn Sĩ Tuấn, Lưu Trần Linh Đa, Phạm Văn Dũng và cộng sự (2014), Nghiên cứu mô hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, Tạp chí Y học thực hành, 903, tr.143-146.
10. Phạm Văn Tân, Nguyễn Ngọc Bích, Vũ Huy Nùng (2015), Thực trạng đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học Việt Nam, 1, tr.41-46.
11. Alicia J. Mangram, Teresa C. Horan, Michele L. Pearson, Leah Christine Silver, William R. Jarvis, (2019), Advisory Committee, Guidelines for Prevention of Surgical Site Infection, The Hospital Infection Control Practices. Infect Control Hosp Epidemiol, 20, pp.247-280.
12. W2. Deverick J. Anderson, MD, MPH; Keith S. Kaye, MD; David Classen (2018), Strategies to Prevent Surgical Site Infections in Acute Care Hospitals, Infect Control Hosp Epidemiol, 29:S51–S61.
13. WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care (2019), World alliance for patient safety, 5 Millions Lives Campaign, How to Guide: Prevent surgical site infections, Institute for Healthcare improvement (IHI), 5, 10.