NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Ở NGƯỜI TRÊN 40 TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRUYỀN THÔNG TẠI HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020- 2021

Trần Quang Quí1,, Lê Minh Lý2
1 Trung tâm Y tế Thạnh Trị
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một vấn đề y tế, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan; 2) Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông lên kiến thức, thực hành về kiểm soát đường huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 1200 người trên 40 tuổi. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và can thiệp cộng đồng. Kết quả: Tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở người trên 40 tuổi là 11,75%, mới phát hiện 3,75%, đã mắc và đang điều trị 8,0%; tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở nam là 9,85%, ở nữ là 13,58%. Kết quả can thiệp truyền thông kiến thức, thực hành rất cao. Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở người trên 40 tuổi là 11,75%, có sự liên quan giữa ĐTĐ với giới tính, tuổi, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử gia đình ĐTĐ. Việc truyền thông về kiến thức, thực hành kiểm soát đường huyết là rất cần thiết. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Bảo, Trương Quang Đạt (2019), Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường type ở người từ 30-69 tuổi tại tỉnh Bình Định năm 2018, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 23, số (5), tr.58-62.
2. Chi cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Nhà xuất bản thống kê, tr.307-328.
3. Võ Thành Danh (2016), “Nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường typ 2 và đánh giá kết quả can thiệp ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng năm 2015-2016”, Luận văn chuyên khoa 2, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương (2011), “Nghiên cứu tình hình đái tháo đường và kiến thức, thực hành dự phòng biến chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tỉnh Hậu Giang năm 2011”, Y học thực hành (865), số 4/2013, tr.23-27.
5. Nguyễn Văn Lành (2014), “Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp”, Luận án tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tể Trung ương.
6. Phạm Văn Lình (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.07-87.
7. Nguyễn Thị Liên và cộng sự (2019), Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở người dân từ 30-69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại xã Tân Thành huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2019, Tạp chí Y học cộng đồng, số (53), tr.62-66.
8. Dương Thị Minh Tâm và cộng sự (2018), Hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về đái tháo đường của người cao tuổi mắc đái tháo đường type 2 tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 23, số (5), tr.393-402.
9. Tôn Thất Thạnh và cộng sự (2019), Thực trạng đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành từ 30-69 tuổi và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2018, Y học cộng đồng, số 5(52), tr.3-10.
10. International Diabetes Federation (2019), Global and regional diabetes prevalence estimates for 2019 and projections for 2030 and 2045, Diabetes research and clinical practice, Published by Elsevier B.V.