NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA qSOFA, SOFA TRONG TIÊN ĐOÁN TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN NHẬP KHOA CẤP CỨU

Võ Văn Đức Khôi1,, Tha Neáng Reth 1, Trần Vũ Linh1, Trần Văn Điệp 1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trên thế giới hằng năm có hàng triệu người nhiễm khuẩn huyết..Theo Hội đồng thuận quốc tế về nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn lần 3 (2016) khuyến cáo sử dụng qSOFA trong tầm soát sớm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, một hệ thống sàng lọc mới nhằm đánh giá mức độ suy cơ quan. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm chung và xác định giá trị dự đoán tử vong của thang điểm qSOFA và SOFA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân > 16 tuổi nhập vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 01/2020 đến 08/2020 được chẩn đoán xác định là nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn AUROC của qSOFA để dự đoán tử vong là 0,917 (KTC: 95%; 0,86 - 0,96) điểm cắt ≥ 2, độ nhạy = 96,88%; độ đặc hiệu = 81,43% so với AUROC của SOFA có thể dự đoán tử vong là 0,884 (KTC: 95%; 0,8-0,95) điểm cắt ≥ 7, độ nhạy = 68,75%, độ đặc hiệu = 91,43%. Kết luận: Thang điểm qSOFA là công cụ hiệu quả để dự đoán tử vong tốt hơn điểm SOFA tại Khoa Cấp cứu đối với nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Ninh, Phùng Vĩnh Khương, Trần Thị Thúy Hằng, Nguyễn Đình Quang (2017). “Ứng dụng thang điểm qSOFA, thang điểm SOFA để tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân 115”, Tạp chí Y học. Hội nghị khoa học thường niên Hồi Sức Cấp Cứu TP.HCM.
2. Hoàng Văn Quang (2009). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của suy đa tạng và các yếu tố tiên lượng tử vong của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn”. Y học thực hành, TP.Hồ Chí Minh (694), số 12.
3. Nguyễn Ngọc Rạng (2012). Thiết kế nghiên cứu và thống kê Y học, Nhà xuất bản Y học, TP.Hồ Chí Minh, tr.242.
4. Nguyễn Thanh Sử và cộng sự (2019). “Giá trị dự báo qSOFA với tử vong và nhập hồi sức của bệnh nhân nhiễm khuẩn tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh.
5. Phạm Thị Ngọc Thảo và cộng sự (2011). “Ứng dụng thang điểm sofa trong tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng tại khoa hồi sức cấp cứu”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản 2.
6. Nguyễn Văn Tuấn (2008). Y học thực chứng, Nhà xuất bản Y học, TP.Hồ Chí Minh, tr.75. 7. Acharya S P, Pradhan B, Marhatta M N (2007). “Application of the Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score in predicting outcome in ICU patients with SIRS”, Kathmandu Univ Med J (KUMJ). 5(4), pp.475-483.
8. Dellinger R.P, Levy M.M, Rhodes A, Annae D et al. (2016). “Surviving Sepsis Campaign:
international guidelines for management of severe sepsis and septic shock”, Intensive Care Med. 39(2), pp.165-228.
9. Jiang J, Jin Yang, Jin Mei et al. (2018). “Head-to-head comparison of qSOFA and SIRS criteria in predicting the mortality of infected patients in the emergency department: a metaanalysis”, Scand J Trauma Resusc Emerg Med. 26(1), pp.56.
10. Kristina E Rudd, ChW. Seymour, AR. Alui et al. (2018). “Association of the quick sequential (sepsis-related) organ failure assessment (qSOFA) score with excess hospital mortality in adults with suspected infection in low- and middle-income countries”, JAMA. 319(21), pp.2202-2211.
11. Muhammad Akbar Baiga et al. (2018). “Comparison of qSOFA and SOFA score for predicting mortality in severe sepsis and septic shock patients in the emergency department of a low middle income country”, Turkish Journal of Emergency Medicine.18(4), pp.148-151.
12. Raith EP et al. (2017). “Prognostic Accuracy of the SOFA Score, SIRS Criteria, and qSOFA Score for In-Hospital Mortality Among Adults with Suspected Infection Admitted to the
Intensive Care Unit”, JAMA. 317(3), pp.290-300.
13. Singer M, Deutschman CS et al. (2016). “The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3)”, JAMA. 315, pp.801-810.