TỶ LỆ CÁC DỊ NGUYÊN ĐƯỢC PHÁT HIỆN BẰNG KỸ THUẬT THẤM MIỄN DỊCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN DỊ ỨNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2020

Phạm Nguyễn Hải Hồ1,, Trần Nguyễn Du2, Đỗ Hoàng Long2
1 Trung tâm Y tế huyện Tam Bình
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, số người mắc bệnh liên quan đến dị ứng đang tăng nhanh. Việc xác định các nguyên nhân gây dị ứng là phần quan trọng không thể thiếu trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ kết quả dương tính với một số dị nguyên thường gặp bằng kỹ thuật thấm miễn dịch trên bệnh nhân dị ứng. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả xét nghiệm dương tính với các dị nguyên được khảo sát trên bệnh nhân dị ứng tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 369 bệnh nhân có bệnh lý dị ứng đến khám tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ tháng 06/2020 đến tháng 12/2020. Xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu với một số loại dị nguyên bằng kỹ thuật thấm miễn dịch với bộ kit và máy phân tích CLA1 (Hitachi, Mỹ). Kết quả: Tỷ lệ dương tính với ít nhất 1 loại dị nguyên là 69,4%. Các loại dị nguyên thường gặp nhất là các loại mạt nhà: Dermatophagoides Farinae (54,3%), Dermatophagoides Pteronyssinus (47,3%), Blomia Tropicalis (43,8%). Nhóm bệnh nhân < 12 tuổi, dân tộc Kinh và nhóm Học sinh - Sinh viên /Hưu trí/Nội trợ có tỷ lệ test dương tính cao hơn nhóm các nhóm còn lại (p < 0,05). Kết luận: Dị nguyên thường gặp nhất là các loại mạt nhà: Dermatophagoides Farinae, Dermatophagoides Pteronyssinus và Blomia Tropicalis. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, dân tộc, nghề nghiệp và kết quả dương tính với các dị nguyên khảo sát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Năng An (2007), Đại cương về các phản ứng và bệnh dị ứng. Một số khái niệm về các phản ứng và bệnh dị ứng. Nội bệnh lý: Phần Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.9-23.
2. Đào Thị Hồng Diên, Lê Thị Minh Hương (2013), Nghiên cứu kết quả test lẩy da với các dị nguyên hô hấp trong nhà của bệnh nhi hen phế quản. Tạp chí Y học thực hành, (860), tr.52-55.
3. Phạm Thu Hiền, Lê Thị Minh Hương (2018), Nghiên cứu tần suất và một số yếu tố liên quan đến viêm da cơ địa ở trẻ em 24 - 60 tháng tuổi tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Tạp chí Y học dự phòng, 28(8), tr.50-56.
4. Phạm Đình Lâm (2017), Kháng thể IgE đặc hiệu và xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 22 (1), tr.36-43.
5. Trần Viết Luân (2019), Đặc điểm lâm sàng và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 23 (3), tr.38-43.
6. Phan Cẩm Ly (2018), Nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test lẩy da. Tạp chí Y học cộng đồng, 6 (53), tr.27-33.
7. Lê Thị Lan Thủy (2019), Mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và hen phế quản. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 121 (5), tr.72-80.
8. Võ Lê Vi Vi (2018), Kết quả test lẩy da với các dị nguyên hô hấp trong nhà ở trẻ mắc bệnh hen. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 22 (4), tr.125-129.
9. Trương Tiểu Vi (2018), Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu trên bệnh nhân viêm da cơ địa tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 22 (1), tr.58-65.
10. Hitachi Chemical Diagnostics Inc (2013), Hitachi Opttigen Specific IgE assay: An in-vitro diagnostic allergy system, USA.
11. Hon K.L., Wang S.S., Wong W.L. (2012), Skin prick testing in atopic eczema: atopic to What and at what age. World J Pediatr, 8 (2), pp.164-8.
12. Kokandi A. (2014), Pattern of aeroallergen sensitization in atopic dermatitis patients at university clinic in Jeddah – Saudi. Journal of Advances in Medicine and Medical Research, 4 (2), pp.747-754.