THỰC TRẠNG NHIỄM NEISSERIA GONORRHOE Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ

Trần Ngọc Dung1, Nguyễn Thị Mường2,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa Khoa Trần Văn Thời

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khảo sát thực trạng nhiễm Neisseria gonorrhoeae trên bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tình dục có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả hỗ trợ tích cực trong thực hành lâm sàng và điều trị bệnh lậu tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm Neisseria gonorrhoeae và xác định yếu tố liên quan đến nhiễm Neisseria gonorrhoeae ở bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tình dục tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện trên các bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ tháng 06 đến tháng 12. Những người tham gia được phỏng vấn, khám lâm sàng, thu thập mẫu dịch niệu đạo, phết cổ tử cung, mủ  mắt. Bệnh nhân được xác định là  nhiễm Neisseria gonorrhoeae khi có xét nghiệm nhuộm Gram và xét nghiệm Nuôi cấy định danh dương tính. Kết quả: Trong 6 tháng theo dõi, 20 trường hợp nhiễm N. gonorrhoeae đã được chẩn đoán ở 167 người tham gia, 12% ở nam và 0% ở nữ. Đặc điểm lâm sàng ở nam: khi so sánh triệu chứng đái buốt, đái rắt ở nhóm nhiễm Neisseria gonorrhoeae và nhóm không nhiễm Neisseria gonorrhoeae, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê > 0,05. Triệu chứng đái dắt, đỏ miệng sáo ở nhóm nhiễm Neisseria gonorrhoe cao gấp 3,2 lần so với nhóm không nhiễm Neisseria gonorrhoeae (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05). Kết luận: Bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tình dục, cụ thể là bệnh lậu thường có các dấu hiệu lâm sàng như đái rắt, đỏ miệng sáo.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu An và các cộng sự. (2017), "Tình hình kháng kháng sinh lậu cầu khuẩn được phân lập trên mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01-2015 đến tháng 06-2017", Tạp chí Y học dự phòng. 27(11), tr.235.
2. Bùi Khắc Hậu, Nguyễn Thị Thủy (2009), "Nghiên cứu kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu", Tạp chí Y học Thực hành số 4/2020, tr.712.
3. Lê Ngọc Kim Giao, Hoàng Tiến Mỹ và Nguyễn Thanh Bảo (2008), "Tình hình đề kháng kháng sinh của Nesseria gonorrhoe tại bệnh viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 12(1).
4. Nguyễn Hoa Lan (2017), Tình hình kháng kháng sinh của các chủng Vi khuẩn Neisseria gonorrhoe đã phân lập tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2017, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam.
5. Nguyễn Thanh Tân (2012), Mô tả một số yếu tố liên quan đến phân bố Chlamydia trachomatis, Human papillomavirus đến kháng thuốc của Vi khuẩn Neisseria gonorrhoe trên bệnh nhân STD tại miền Trung Tây Nguyên năm 2010 - 2012, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa.
6. Ali S, Sewunet T, Sahlemariam Z, Kibru G. Neisseria gonorrhoeae among suspects of sexually transmitted infection in Gambella hospital, Ethiopia: risk factors and drug resistance. BMC Res Notes. 2016 Sep 13;9(1):439
7. Chris Bignell, Magnus Unemo và European STI Guidelines Editorial Board (2013), "2012 European guideline on the diagnosis and treatment of gonorrhoea in adults", International journal of STD & AIDS. 24(2), pp.85-92.
8. Virginia B Bowen et al. (2017),"Gonorrhea", Current Epidemiology Reports. 4(1), pp.1-10.
9. Lori Newman et al. (2015), "Global estimates of the prevalence and incidence of four curable sexually transmitted infections in 2012 based on systematic review and global reporting", PloS one. 10(12), pp.e0143304.
10. .Magnus Unemo et al. (2013), “Laboratory diagnosis of sexually transmitted infections, including human immunodeficiency virus”.